I. Định nghĩa phản ứng oxi hóa - khử
1. Xét phản ứng có oxi tham gia:
VD1: 2Mg + O2 → 2MgO (1)Số oxh của Mg tăng từ 0 lên +2, Mg nhường electron
Số oxh của Oxi giảm từ 0 xuống -2, Oxi nhận electron
Quá trình Mg nhường electron là quá trình oxh Mg.
Ở phản ứng (1): Chất oxh là oxi, chất khử là Mg.
VD2 : CuO + H2 → Cu + H2O (2)
Số oxh của đồng giảm từ +2 xuống 0, đồng trong CuO nhận thêm 2 electron
Số oxh của H tăng từ 0 lên +1, H nhường đi 1 e
=> Quá trình nhận thêm 2 electron gọi là quá trình khử (sự khử ).
Phản ứng (2): Chất oxh là CuO, chất khử là Hiđro.
Tóm lại:
+ Chất khử ( chất bị oxh) là chất nhường electron.
+ Chất oxh ( Chất bị khử) là chất thu electron.
+ Quá trình oxh ( sự oxh ) là quá trình nhường electron.
+ Quá trình khử (sự khử ) là quá trình thu electron.
2. Phản ứng oxi hoá- khử
ĐN: Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học, trong đó có sự chuyển electron giữa các chất phản ứng, hay pư oxh – khử là phản ứng hóa học trong đó có sự thay đổi số oxh của một số nguyên tố.II. Lập phương trình hóa học của phản ứng Oxi hóa - khử
- Bước 1: Xác định số oxh của các nguyên tố để tìm chất oxi hoá và chất khử:
- Bước 2: Viết quá trình oxh và quá trình khử, cân bằng mỗi quá trình
- Bước 3: Tìm hệ số thích hợp cho chất oxh và chất khử sao cho tổng số electron cho bằng tổng số electron nhận
- Bước 4: Đặt hệ số của các chất oxh và khử vào sơ đồ phản ứng, từ đó tính ra hệ số các chất khác. Kiểm tra cân bằng số nguyên tử của các nguyên tố và cân bằng điện tích hai vế để hoàn thành PTHH
III. Ý nghĩa của phản ứng Oxi hóa - khử trong thực tiễn
Trong đời sống: Sự cháy của xăng dầu trong các động cơ đốt trong, sự cháy của than, củi, các quá trình điện phân, các phản ứng xảy ra trong pin, ắc quytrong sản xuất: Các quá trình sản xuất hóa học như: luyện gang, thép, luyện nhôm, sản xuất các hóa chất cơ bản như xút, axit clohidri, axit nitric, sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, dược phẩm, ...
Xem thêm:
Ý kiến bạn đọc