Bài 1: Cho các phản ứng hóa học dưới đây, phản ứng nào là phản ứng oxi hóa khử?
1) 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
2) CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3¯ + H2O
3) NH4NO3 → N2 + 2H2O + 1/2 O2
4) 2Ag + 2H2SO4 đ → Ag2SO4 + SO2 + 2H2O
5) ZnO + 2HCl → ZnCl2 + H2O
Bài 2: Cân bằng các phương trình phản ứng sau theo phương pháp thăng bằng electron:
1) Al + Fe2O3 → Al2O3 + Fe
2) Al + NaNO3 + NaOH + H2O → NaAlO2 + NH3
3) Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + N2O + NO + H2O.
Biết V : VNO = 1:1
4) C6H5-CH3 + KMnO4 → C6H5-COOK + KOH + MnO2 + H2O
5) KMnO4 → MnO2 + K2MnO4 + O2
Bài 3: Hãy giải thích vì sao
a. NH3 chỉ thể hiện tính khử?
b. S vừa thể hiện tính oxi hóa vừa thể hiện tính khử?
c. H2SO4 chỉ thể hiện tính oxi hóa?
Cho thí dụ minh hoạ đối với mỗi trường hợp.
Bài 4: Cho dãy sau: Fe2+ Cu2+ Fe3+
Fe Cu Fe2+
Biết rằng, theo chiều từ trái sang phải tính oxi hóa tăng dần và tính khử giảm dần. Hỏi:
a. Fe có thể tan trong dung dịch FeCl3 và dung dịch CuCl2 được không?
b. Cu có thể tan trong dung dịch FeCl2 và dung dịch FeCl3 được không?
Bài 5: Xác định số oxi hóa của các nguyên tố Cl, N, Mn, C trong các chất sau:
a. HCl, Cl2, HClO, HClO2, HClO3, HClO4
b. NH3, N2, N2O, NO, N2O3, NO2, N2O5
c. KMnO4, K2MnO4, MnO2, MnSO4, Mn
d. C, CO2, Na2CO3, CO, Al4C3, CaC2, CH2O
Hãy nhận xét về số oxi hóa của một nguyên tố?
Ý kiến bạn đọc