1. Tính chất vật lí
Lưu huỳnh (S) là chất bột màu vàng, không tan trong nước. S có 6e ở lớp ngoài cùng → dễ nhận 2e thể hiện tính oxi hóa mạnh. Tính oxi hóa của S yếu hơn so với O.2. Tính chất hóa học
Các mức oxi hóa có thể có của lưu huỳnh: -2, 0, +4, +6. Ngoài tính oxi hóa, lưu huỳnh còn có tính khử.a, Tính oxi hóa
- Tác dụng với hiđro:
H2 + S → H2S (350 độ C)- Tác dụng với kim loại
+ Lưu huỳnh tác dụng với nhiều kim loại → muối sunfua (trong đó kim loại thường chỉ đạt đến hóa trị thấp).+ Hầu hết các phản ứng xảy ra ở nhiệt độ cao.
2Na + S → Na2S
Hg + S → HgS
(phản ứng xảy ra ở ngay nhiệt độ thường nên thường dùng S khử độc Hg)
- Muối sunfua được chia thành 3 loại:
+ Loại 1. Tan trong nước gồm Na2S, K2S, CaS và BaS, (NH4)2S.+ Loại 2. Không tan trong nước nhưng tan trong axit mạnh gồm FeS, ZnS...
+ Loại 3. Không tan trong nước và không tan trong axit gồm CuS, PbS, HgS, Ag2S...
Chú ý: Một số muối sunfua có màu đặc trưng: CuS, PbS, Ag2S (màu đen); MnS (màu hồng); CdS (màu vàng) → thường được dùng để nhận biết gốc sunfua.
b, Tính khử
- Tác dụng với oxi:S + O2 → SO2 (t0)
- Tác dụng với các chất có tính oxi hóa mạnh
S + 2H2SO4 đặc → 3SO2 + 2H2O (t0)
S + 4HNO3 đặc → 2H2O + 4NO2 + SO2 (t0)
3. Ứng dụng
Lưu huỳnh là nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp:- 90% dùng để sản xuất H2SO4.
Lưu huỳnh dùng để chế biến phẩm nhuộm
Bài viết liên quan:
Ý kiến bạn đọc