Rss Feed
Lớp học nhóm tại nhà

Luyện tập về khí Ozon

Đăng lúc: . Đã xem 4886 - Người đăng bài viết: Phạm Hồng Gấm
Chuyên mục : Hóa 10
Các bạn làm thêm một số bài tập về khí ozon để nắm chắc kiến thức hơn nhé
Luyện tập về khí Ozon

Luyện tập về khí Ozon

Câu 1: Hiện tượng xảy ra khi cho bột MnO2 vào ống nghiệm đựng nước oxi già (H2O2) là
A. H2O2 + MnO2 → Mn(OH)2 + O2.                     B. 2H2O2 → 2H2O + O2.
C. 2H2O2 + MnO2 → H2MnO2 + H2 + O2.            D. H2O2 → H2 + O2.
Câu 2: Chất khí có màu xanh nhạt, có mùi đặc trưng là
A. Cl2.                            B. SO2.                           C. O3.                             D. H2S.
Câu 3: Chỉ ra tính chất không phải của H2O2
A. Là hợp chất ít bền, dễ bị phân huỷ thành H2 và O2 khi có xúc tác MnO2.
B. Là chất lỏng không màu.
C. Tan trong nước theo bất kì tỉ lệ nào.                                                                     
D. Số oxi hoá của nguyên tố oxi là -1.
Câu 4: Chỉ ra nội dung sai
A. O3 là một dạng thù hình của O2.
B. O3 tan nhiều trong nước hơn O2.
C. O3 oxi hoá được tất cả các kim loại.
D. Ở điều kiện thường, O2 không oxi hoá được Ag nhưng O3 oxi hoá được Ag thành Ag2O.
Câu 5: Chỉ ra phương trình hoá học đúng, xảy ra ở nhiệt độ thường
A. 4Ag + O2 → 2Ag2O.                                        B. 6Ag + O3 → 3Ag2O.
C. 2Ag + O3 → Ag2O + O2.                                  D. 2Ag + 2O2 → Ag2O + O2.
Câu 6: Phương trình phản ứng chứng tỏ H2O2 có tính oxi hoá là
A. H2O2 + 2KI → I2 + 2KOH.                                                                 
B. H2O2 + Ag2O → 2Ag + 2H2O + O2.
C. 5H2O2 + 2KMnO4 + 3H2SO4 → 2MnSO4 + 5O2 + K2SO4 + 8H2O.               
D. Tất cả đều đúng.
Câu 7: Hiện tượng quan sát được khi sục khí ozon vào dung dịch kali iotua (KI)
A. Nếu nhúng giấy quỳ tím vào thì giấy quỳ chuyển sang màu xanh.
B. Nếu nhúng giấy tẩm hồ tinh bột vào thì chuyển sang màu xanh.
C. Có khí không màu, không mùi thoát ra.
D. Tất cả các hiện tượng trên.
Câu 8: Hidro peoxit tham gia các phản ứng hóa học:
      H2O2  +  2KI  → I2  +  2KOH    (1);        H2O2  +  Ag2O  → 2Ag  +  H2O  +  O2    (2).     nhận xét nào đúng ?
A. Hidro peoxit chỉ có tính oxi hóa.                                
 B. Hidro peoxit chỉ có tính khử.
C.  Hidro peoxit vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.                   
D. Hidro peoxit không có tính oxi hóa, không có tính khử
Câu 9. Hiđro peoxit là hợp chất :
A. chỉ thể hiện tính oxi hoá
B. chỉ thể hiện tính khử
C. vừa thể hiện tính oxi hoá, vừa thể hiện tính khử.
D. rất bền
Câu 10 : Cho H2O2 vào dung dịch KmnO4 trong môi trường H2SO4, sản phẩm của phản ứng là :
A. MnSO4 + K2SO4 + H2O                                   B. MnSO4  + O2­+ K2SO4 + H2O
 C. MnSO4 + KOH                                                D. K2SO4 + Mn(OH)3 + H2O
Câu 11 : phân tử ozon có:
A. 3 liên kết s                                B. 2 liên kết p, 1 liên kết s
C. 2 liên kt s, 1 liên kết p              D. 1 liên kết s, 1 liên kết p   
Câu 12: Để xác đinh hàm lượng hiđro peoxit trong 25 g một loại thuốc làm nhạt màu tóc cần 80ml dd KMnO4 0,1M theo sơ đồ sau:             
H2O2 + KMnO4 + H2SO4 -à O2 + K2SO4 + MnSO4 + H2O
Hàm lượng của hiđropeoxit trong loại thuốc nói trên là
A. 2,72%                 B. 7,2%                          C. 12,3%                            D. 8,6%
Câu 13.Sau khi chuyển 1 thể tích khí oxi thành ozon thì thấy thể tích giảm đi 5ml (biết các thể tích đo ở cùng điều kiện) Thể tích oxi đã tham gia pứ là :
A.14ml                   B.16ml                                    C.17ml               D.15ml
Câu 14: Cho 6 lít hỗn hợp oxi và ozon, sau 1 thời gian ozon bị phân huỷ hết (2O3 ® 3O2) thì thể tích khí tăng lên so với ban đầu là 1 lít, thể tích oxi và ozon trong hỗn hợp đầu là:
A. 3 lít O2  ;   6 lít O3              B. 2 lít O2  ;  4 lít O3  
C. 3 lít O2  ;   4 lít O3              D. 4 lít O2   ;   2 lít O3
Câu 15: Cho 200 ml dd hh X gồm H2O2 và FeCl3. X tác dụng với dd KI dư thu được 50,8g chất rắn màu tím đen. Mặt khác X tác dụng vừa đủ với 400 ml dd KMnO­4 0,1M trong môi trường axit H2SO4. Tính nồng độ mol/l của FeCl3
A.1M               B. 0,5M                       C. 2M                          D. 1,2M
Câu 16: Ở điều kiện thường, để so sánh tính oxi hóa của oxi và ozon ta có thể dùng
A. Au                                      B. Hg                                      C. S     D. KI
Câu 17:Hỗn hợp A gồm O2, O3.Sau một thời gian phân hủy  hết O3 thu được 1 khí duy nhất có thể tích tăng thêm 7,5%.%V O3 trong hh A là:
A.7,5%                                    B.15%                             C.85%                                  D.Kết quả khác
Câu 18: Hỗn hợp A gồm oxi và ozon có tỉ khối với hiđro là 19,2. Hỗn hợp gồm H2 và CO có tỉ khối so với hiđro là 3,6. Số mol hh A cần để đốt cháy hoàn toàn 1 mol hh B là:
A. 2,08mol                          B. 0,416mol                    C. 2,40mol                      D. 1,25mol
Câu 19: Dẫn 2,24 lít khí gồm oxi và ozon (đktc) qua dd KI dư thấy có 12,7 g chất rắn màu đen tím. % theo thể tích của oxi trong hh ban đầu là:
A. 45%                                B. 55%                           C. 50%                           D. 33,3%
 
Xem thêm bài tập cùng chương: 

Nguồn tin: Trang luyện thi Hà Nội
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Được đánh giá 5/5

Ý kiến bạn đọc

Avata of Vi thị Linh Giang
- Đăng lúc:
Có đáp án ko ạ

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới