Rss Feed
Lớp học nhóm tại nhà

Hidro sunfua, Lưu huỳnh đioxit, lưu huỳnh trioxit

Đăng lúc: . Đã xem 12064 - Người đăng bài viết: Phạm Hồng Gấm
Chuyên mục : Hóa 10
Bài viết dưới đây là tổng hợp tất cả lý thuyết về hidro sufua, lưu huỳnh đioxit, lưu huỳnh trioxit
Hidro sunfua, Lưu huỳnh đioxit, lưu huỳnh trioxit

Hidro sunfua, Lưu huỳnh đioxit, lưu huỳnh trioxit

I. Hidro sunfua

a. Tính chất vật lí

- Hiđro sunfua (H2S) là chất khí không màu, mùi trứng thối, độc, ít tan trong nước.
- Khi tan trong nước tạo thành dung dịch axit yếu sunfuhiđric.

b. Tính chất hóa học

- Dung dịch H2S có tính axit yếu (yếu hơn axit cacbonic)
- Tác dụng với kim loại mạnh:                       2Na + H2S → Na2S + H2
- Tác dụng với oxit kim loại (ít gặp).
- Tác dụng với dung dịch bazơ (có thể tạo thành 2 loại muối hiđrosunfua và sunfua)
H2S + NaOH → NaHS + H2O
H2S + 2NaOH → Na2S + 2H2O
- Tác dụng với dung dịch muối tạo muối không tan trong axit:                     
H2S + CuSO4 → CuS + H2SO
- H2S có tính khử mạnh (vì S trong H2S có mức oxi hóa thấp nhất - 2).
+ Tác dụng với oxi
2H2S + O2 → 2H2O + 2S          (thiếu oxi, phản ứng xảy ra ở nhiệt độ thấp)
2H2S + 3O2 → 2H2O + 2SO2      (dư oxi, phản ứng xảy ra ở nhiệt độ cao)
+ Tác dụng với các chất oxi hóa khác
H2S + 4Br2 + 4H2O → H2SO4 + 8HBr
H2S + 8HNO3 đặc → H2SO4 + 8NO2 + 4H2O
H2S + H2SO4 đặc → S + SO2 + 2H2O

c. Điều chế

Dùng axit mạnh đẩy H2S ra khỏi muối (trừ muối không tan trong axit):        
FeS + 2HCl → FeCl2 + HS

d. Nhận biết

- Mùi trứng thối.
- Làm đen dung dịch Pb(NO3)2 và Cu(NO3)2.
Pb(NO)2 + H2S → PbS + 2HNO3
Cu(NO3)2 + H2S → CuS + 2HNO3
- Làm mất màu dung dịch Brom, dung dịch KMnO4

II. Lưu huỳnh đioxit - SO2 (khí sunfurơ, lưu huỳnh (IV) oxit, anhiđrit sunfurơ)

a. Tính chất vật lí

     Là chất khí không màu, nặng hơn không khí, mùi hắc, độc, tan và tác dụng được với nước.

b. Tính chất hóa học

* SO2 là oxit axit

- Tác dụng với nước:             
SO2 + H2O ↔ H2SO3
- Tác dụng với dung dịch bazơ (có thể tạo thành 2 loại muối sunfit và hiđrosunfit)
SO2 + NaOH → NaHSO3
SO2 + 2NaOH → Na­2SO3 + H2O
- Tác dụng với oxit bazơ → muối:                  
SO2 + CaO → CaSO3 (t0)

* SO2 vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa (do S trong SO2 có mức oxi hóa trung gian +4)

- SO2 là chất oxi hóa:             
SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O
- SO2 là chất khử:                   
2SO2 + O2 ↔ 2SO3 (V2O5, 4500C)
Cl2 + SO2 + 2H2O → H2SO4 + 2HCl
5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O → 2MnSO4 + K2SO4 + 2H2SO4
SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr

c. Điều chế

- Đốt cháy lưu huỳnh:                        
S + O2 → SO2 (t0)
- Đốt cháy H2S trong oxi dư:             
2H2S + 3O2 → 2H2O + 2SO2
- Cho kim loại tác dụng với H2SO4 đặc nóng: 
Cu + 4HNO3 → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
- Đốt quặng:                           
4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2
- Trong phòng thí nghiệm dùng phản ứng của Na2SO3 với dung dịch H2SO4:
Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 + H2O

d. Nhận biết

- Làm quỳ tím ẩm chuyển thành màu đỏ.
- Làm mất màu dung dịch nước brom, dung dịch thuốc tím…
SO2 + 2H2O + Br2 → 2HBr + H2SO4

e. Ứng dụng

- Sản xuất axit sunfuric.
- Tẩy trắng giấy, bột giấy.
- Chống nấm mốc cho lương thực, thực phẩm.
  Ngoài các ứng dụng trên, SO2 còn là chất gây ô nhiễm môi trường. Nó là nguyên nhân gây ra hiện tượng mưa axit.

III. Lưu huỳnh Trioxit - SO3

a. Tính chất

Lưu huỳnh trioxit (SO3) là chất lỏng không màu tan vô hạn trong nước và trong axit sunfuaric lưu trioxit là oxit axit, tác dụng rất mạnh với nước tạo ra axit sunfuaric phương trình : SO3 + H2O →  H2SO4
Lưu huỳnh trioxit tác dụng với dung dich bazo và oxit bazo tạo ra muối sunfat

b. Ứng dụng và sản xuất

- Lưu huỳnh trioxit ít có ứng dụng trong thực tế, nhưng lại là sản phẩm trung gian để sản xuất axit sunfuaric.
trong công nghiệp người ta sản xuất lưu huỳnh trioxit bằng cách oxi hóa lưu huynh đioxit
4FeS2  +  11O2    →   2Fe2O3  +  8SO
4FeS2  +  11O2  →  2Fe2O3  +  8SO
Bài viết cùng chương: 

Nguồn tin: Trang Hochoaonline
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 41 trong 9 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Được đánh giá 4.6/5

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới