Rss Feed
Lớp học nhóm tại nhà

Những thực phẩm chứa chất phóng xạ khiến bạn bất ngờ

Đăng lúc: . Đã xem 6003 - Người đăng bài viết: Đỗ Thị Thu Huyền
Chuyên mục : Hóa đời sống
Bạn sẽ bất ngờ khi tất cả các loại thực phẩm đều chứa chất phóng xạ vì đều chứa Cacbon. Tuy nhiên một số thực phẩm sau chứa một số loại chất phóng xạ khác nhưng không hại gì cho sức khỏe
Những thực phẩm chứa chất phóng xạ khiến bạn bất ngờ

Những thực phẩm chứa chất phóng xạ khiến bạn bất ngờ

1. Chuối

Chúng chứa 1pCi/kg Radon 226 và 3520 pCi/kg Kali 40. Hàm lượng Kali cao là lí do chuối là thực phẩm dinh dưỡng cao. Bạn đã hấp thụ cả chất phóng xạ, nhưng đừng lo, nó không có hại cho bạn.

2. Cà rốt

Cà rốt chứa 1pCi/kg Radon 226 và khoảng 3400 pCi/kg Kali 40. Loại rau củ này cũng chứa hàm lượng cao chất chống ô-xy hóa.

3. Khoai tây

Khoai tây chứa khoảng 1-2,5 pCi/kg Radon 226  và khoảng 3400 pCi/kg Kali 40

4. Muối ăn có hàm lượng natri thấp

Muối ăn hàm lượng natri thấp hay muối mặn thấp (lite salt) có chứa kali clorua (KCl), bạn sẽ tiêu thụ khoảng 3000 pCi/Kg. Muối ăn không chứa natri còn  chứa nhiều KCl hơn thế, vì thế hàm lượng chất phóng xạ cũng nhiều hơn.

5. Thịt đỏ

Thịt đỏ có chứa hàm lượng đáng kể kali vì thế nó cũng sẽ chứa kali 40. Món thịt bò bit-tết hay món hăm-bơ-gơ có chứa khoảng 3000 pCi/kg. Thịt cũng giàu protein và sắt. Hàm lượng cao chất béo bão hòa trong thịt đỏ thì có nguy cơ gây hại cho sức khỏe hơn là nồng độ chất phóng xạ bên trong.

6. Bia

Bia phóng xạ kali 40. Người ta ước tính khoảng 390 pCi/kg kali 40 trong bia. Số lượng này chỉ bằng 1/10 chất phóng xạ bạn hấp thụ phải với cùng một lượng nước cà rốt, Vì thế nếu xem xét về chất phóng xạ, bạn bảo loại nào tốt cho sức khỏe hơn?

7. Nước uống

Nước uống chứ không phải là nước tinh khiết. Lượng phóng xạ bạn hấp thụ tùy thuộc vào nguồn nước. Trung bình, ước tính bạn hấp thụ khoảng 0,17 pCi/g Radium 226.

8. Bơ lạc

Bơ lạc giải phóng ra 0,12 pCi/g phóng xạ Kali 40, radium 226, và radium 228. Bơ lạc cũng giàu protein và là nguồn dưỡng chất chất béo không bão hòa đơn, vì thế không vì hàm lượng nhỏ chất phóng xạ mà kiêng loại thực phẩm này.

Ghi chú: 1pCi/kg (1 pico Curie trên 1 kilogam – đơn vị đo lường phóng xạ; 1Ci = 3,7x 1010Bq)



Nguồn tin: Trang hóa học ngày nay
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Được đánh giá 5/5

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới