Rss Feed
Lớp học nhóm tại nhà

Có phải nhôm không bị gỉ?

Đăng lúc: . Đã xem 15553 - Người đăng bài viết: Đỗ Thị Thu Huyền
Chuyên mục : Hóa đời sống
(Thầy Dũng dạy hóa) - Nhiều người cho rằng nhôm khó bị gỉ, thực ra so với sắt thì nhôm dễ bị gỉ hơn. Có điều khác là khi nhôm bị gỉ, bề mặt nhôm không bị rỗ, sần sùi như sắt mà tạo thành một bề mặt trơn láng.
Có phải nhôm không bị gỉ?

Có phải nhôm không bị gỉ?

Bản chất của lớp gỉ trên bề mặt kim loại chính là lớp oxyt kim loại do tác dụng của hơi ẩm kết hợp với oxy với kim loại tạo ra. Tác dụng của không khí ẩm với kim loại cũng giống loại muỗi hút máu người. Khi sắt bị gỉ sẽ tạo nên một lớp oxyt sắt xốp, oxy có thể lọt qua lớp sắt oxyt và gây rỉtiếp tục. Nhôm thì không giống như vậy. Khi nhôm tác dụng với oxy sẽ tạo thành một lốp nhôm oxyt (Al203). Lớp nhôm oxytnày bám rất chắc vào bề mặt nhôm nên ngăn không cho oxy tác dụng trực tiếp với nhôm giống như tấm màn chống muỗi không cho muỗi bám vào da để hút máu ngưòi.

Lớp màng oxyt này rất sợ axit và cả kiềm, vì vậy đồ dùng bằng nhôm chỉ thích hợp cho việc nấu cơm, đun nước mà không thích hợp để đựng các chất dễ sinh axit hoặc kiềm.

Thường có nhiều người không thích đồ dùng bằng nhôm mất vết bóng nên lấy cỏ, rơm, hoặc cát đánh cho bóng. Dùng cát để đánh bóng có thể đánh sạch hết lớp oxyt nhôm bảo vệ bề mặt nhôm do ma sát. Còn dùng cây cỏ có thể làm thoát ra những chất có tính kiềm như kali cacbonat có thể có phản ứng hóa học hòa tan lớp oxyt nhôm. Vì vậy các biện pháp đánh sạch bề mặt đồ dùng bằng nhôm như trên là không khoa học. Khi bạn dùng cách đánh bóng bề mặt nhôm, ngay lập tức bạn có thể có một bề mặt sáng bóng, nhưng không lâu sau, trên bề mặt nhôm lại xuất hiện một lớp nhôm oxyt bảo vệ. Nếu bạn lại tiếp tục đánh bóng, nhôm lại tiếp tục bị oxyt hóa và lại tiếp tục bị phủ một bề mặt mờ xám, mò đục. Sau mỗi lần đánh bóng, bề mặt nhôm lại mòn đi một ít và cứ thế thòi hạn sử dụng có thể giảm đi.

Lớp nhôm oxyt trên bề mặt rất mỏng, chỉ vào khoảng 0,0001mm hoặc dày hơn một chút. Trong công nghiệp, để tăng cưòng độ bền của các đồ dùng bằng nhôm người ta thường xử lý bề mặt nhôm bằng dung dịch natri sunfat 20% và dung dịch axit nitric 10% để tăng độ dày lớp oxyt nhôm. Chính vì vậy mà trên đồ dùng bằng nhôm mới thưòng có màu trắng xám đục hoặc màu vàng.

Nguồn tin: Trang hóa học ngày nay
Từ khóa:

nhôm, nhôm oxyt

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 40 trong 9 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Được đánh giá 4.4/5

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới