Rss Feed
Lớp học nhóm tại nhà

Bài tập phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li

Đăng lúc: . Đã xem 9012 - Người đăng bài viết: Phạm Hồng Gấm
Chuyên mục : Điện ly
Bài tập phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li

Bài tập phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li

Bài tập vận dụng của bài Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li

Câu 1. Tập hợp các ion nào sau đây có thể đồng thời tồn tại trong cùng một dung dịch:
A. [Na+, NO3-, Ca2+, SO32-].                                   B. [ Cl-, SO42-, NH4+, Mg2+].
C.[ HCO3-, OH-, Na+, CO32-].                                  D. [Ag+, Cu2+, Br-, NO3-].

Câu 2. Dung dịch muối nào có pH < 7:
A. Na2SO4.                    B. Al2(SO4)3.                             C. ZnCl2.                      D. Cả B và C.

Câu 3. Dung dịch muối nào có pH >7:
A. Na2CO3.                    B. CH3COONa.              C. K2SO3.                     D. Cả A, B, C.

Câu 4. Dung dịch muối nào có pH = 7:
A. KNO3.                       B. Na2CO3.                               C. CuSO4.                    D. ZnCl2.

Câu 5. ZnSO4 là thành phần chính của mọi thuốc nhỏ mắt vì:
A. Dung dịch có pH < 7 làm cho mắt đỡ ngứa khi bị đỏ mắt.
B. Trong dung dịch có một lượng nhỏ Zn(OH)2 keo làm kết dính bụi bặm và nhử mắt vào kết tủa Zn(OH)2 theo nước mắt trôi ra ngoài kéo theo nhử mắt và bụi bặm.
C. ZnSO4 có tác dụng diệt trùng.
D. Cả ba lí do A, B, C.
 

Câu 6. Muối NH4HCO3 được trộn thêm vào bột làm bánh mì, bánh bao, bánh cam vì
A. khi hấp bánh ở nhiệt độ cao muối này bị nhiệt phân thóat ra khí CO2 và NH3 làm cho khối bột bị thổi phồng lên.
B. NH4HCO3 làm cho bánh chín đều.
C. NH4HCO3 làm cho bánh bao có mùi khai xốc.
D. Cả ba lí do A, B, C.
 

Câu 7. Sự điện li phụ thuộc vào các yếu tố nào sau đây?
A. Nồng độ mol/lít của dung dịch.
B. Nhiệt độ của dung dịch.
C. Bản chất của chất điện li.
D. Cả ba yếu tố trên.
 

Câu 8. Trộn V lít dung dịch X chứa H2SO4 0,2M và HCl 0,3M với V’ lít dung dịch HNO3 0,7M ta thu được dung dịch Y có nồng độ H+ là
A. 0,7M.                        B. 0,35M.                     C. 1,4 M.                       D. Không xác định được.
 

Câu 9. Để trung hòa hòan tòan 200 ml dung dịch X chứa đồng thời H2SO4 0,3M và HCl 0,4M ta phải dùng 400 ml dung dịch NaOH thì nồng độ mol/lít của dung dịch NaOH bằng
A. 1M.                          B. 0,5M.                        C. 0,25M.                      D. Một kết quả khác.
 

Câu 10. Cho 200ml dung dịch H3PO4 0,5M  tác dụng với 100 ml dung dịch KOH 2M , sau phản ứng đun khan dung dịch ta thu được một lượng muối khan có khối lượng bằng
A. 17,4 gam.                 B. 15,6 gam.                C. 17,8 gam.    D. Tất cả đều sai.

Câu 11. Bệnh nhân lóet dạ dày do dịch dạ dày có pH  < 1 ( bao tử bị chua), ta phải trung hòa bớt ion H+bằng cách cho bệnh nhân uống thuốc có các thành phần:
A. NaHCO3, Mg(OH)2, Al(OH)3.                            B. Cu(OH)2, NaHCO3, Zn(OH)2.
C. NaHCO3 và than hoạt tính.                               D. A hay C.
 

Câu 12. Các phản ứng nào sau đây cho thấy hai ion đối kháng khi gặp nhau thì có phản ứng ngay cả khi một trong hai ion đó đang ở dạng hợp chất rắn không tan trong nước:
A. CaCO3  +  2HCl.                    B. Cu(OH)2  + H2SO4
C. MgSO3  +  HNO3                          D. Cả ba phản ứng trên.
 

Câu 13. Cho 200 ml dung dịch H3PO4 1M tác dụng với 250 ml dung dịch NaOH 1,2M. Nồng độ mol / lít của dung dịch sau phản ứng bằng:
A. [NaH2PO4] = 0,22M và [Na2HPO4] = 0,44M.
B. [NaH2PO4] = [Na2HPO4] = 0,22M.
C. [NaH2PO4] = [Na2HPO4] = 0,44M.
D. Tất cả đều sai.
 
Xem thêm bài viết: 

Nguồn tin: Trang Cadasa
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 24 trong 7 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Được đánh giá 3.4/5

Ý kiến bạn đọc

Avata of vân anh
- Đăng lúc:
ad có thể gửi em đáp án đk k ạ? e học không tốt lắm nên muốn tham khảo đáp án làm

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới