Rss Feed
Lớp học nhóm tại nhà

Những thành phần hóa học nào trong mực bút bi xanh?

Đăng lúc: . Đã xem 14377 - Người đăng bài viết: Đỗ Thị Thu Huyền
Chuyên mục : Hóa đời sống
Mực bút bi có lịch sử phát triển khoảng 50 năm. Các nhà sản xuất bút bi lớn giữ bí mật rất kỹ công thức mực của mình
Những thành phần hóa học nào trong mực bút bi xanh?

Những thành phần hóa học nào trong mực bút bi xanh?

Để tạo ra màu mực xanh dương cổ điển được dùng tới ngày nay, các hãng trộn hỗn hợp các chất màu với nhau. Nhiều khả năng họ sử dụng màu xanh Phthalocyanine (công thức hóa học C32H18N8), hay còn gọi là pha lê tím (crystal violet) và màu xanh đậm Prussian (công thức hóa học Fe7(CN)18 một màu được giới họa sĩ ưa thích lâu năm.

Fe7(CN)18 còn được sử dụng trong Thế Chiến I như một loại mực vô hình. Các điệp viên sử dụng sắt clorua để viết mật thư, sau đó người đọc dùng kali ferrocyanide (K3[Fe(CN)6]) để làm cho mực hiện hình. Ngoài ra, pha lê tím còn có tính kháng khuẩn, nên được sử dụng như một cứu cánh chữa các bệnh nhiễm trùng và tưa miệng ở trẻ nhỏ.

Các chất màu sẽ được trộn với cồn benzyl, một loại nước hoa được làm từ trái cây chin và phenoxyethanol, thành phần được sử dụng trong nhiều sản phẩm từ thuốc đuổi côn trùng tới chất khử trùng. Hai thành phần này có tác dụng làm cho chất màu chảy đều trên giấy theo viên bi xoay.

Để mực có thể thấm vào giấy, nó cần có sức căng bề mặt thích hợp. Các nhà sản xuất trộn thêm alkyl alkanolamide để giảm sức căng của dung dịch mực xuống sao cho nó có thể thấm vào giấy trước khi mực khô.

Cuối cùng, để mực không bị dính trên đầu bút bằng đồng thau (hợp kim đồng - kẽm) cản trở bi xoay, axit béo oleic được sử dụng để viên bi luôn trơn và dễ xoay, kể cả trong trường hợp để bút lâu không viết.
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 38 trong 8 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Được đánh giá 4.8/5

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới