Rss Feed
Lớp học nhóm tại nhà

Nguyên lý của kính đổi màu

Đăng lúc: . Đã xem 10677 - Người đăng bài viết: Đỗ Thị Thu Huyền
Chuyên mục : Hóa đời sống
(Thầy Phạm Ngọc Dũng) - Kính đổi màu có một công năng đổi màu đặc biệt, nó có thể tự động đổi màu đậm nhạt của kính phụ thuộc vào ánh sáng mạnh yếu xung quang. Vậy tại sao nó có thể tự động đổi màu?
Nguyên lý của kính đổi màu

Nguyên lý của kính đổi màu

Nguyên do các mắt kính được chế tạo từ loại thuỷ tinh có đặc điểm có thể thay đổi màu. Trong khi chế tạo loại thuỷ tinh này, người ta thêm vào nguyên liệu natri cabonat, canxi cacbonat và silic oxit một muối bạc clorua làm thành phần cảm quang, một lượng nhỏ đồng làm chất tăng nhạy, sau đó đem nung chảy. Bạc clorua khi gặp ánh sáng bị phân giải thành bạc kim loại ở dạng hạt rất bé, làm cho mắt kính bị sẫm màu, độ trong suốt của mắt kính thay đổi tương đối nhiều.

Nhưng tại sao kính đổi màu lại trở thành bình thường? Cũng là ở khâu chế tạo mắt kính. Người ta đã cho thêm vào vật liệu tạo mắt kính một chất keo làm sáng, có tác dụng khi không có ánh sáng mặt trời chiếu sẽ khiến cho cho bạc và clo tác dụng trở lại thành bạc clorua, làm cho màu mắt kính bị mất và trở lại bình thường.

Loại kính biến màu này có thể làm kính bảo vệ cho công nhân hàn điện. Khi đeo loại kính này bảo vệ này, trước khi có lửa hàn, người công nhân có thể nhìn rõ vật liệu hàn và chỗ cần hàn. Khi tia lửa hàn bật cháy, do ánh sáng mạnh của tia lửa hàn, kính bảo vệ đổi màu tránh cho mắt bị tia lửa kích thích.

Kính chắn gió của ô tô, các cửa sổ của các công trình lớn nếu được làm bằng kính đổi màu đều có tác dụng rất tốt trong đảm bảo an toàn, không hại mắt và hỗ trợ cho điều hoà không khí.

Nguồn tin: Trang hóa học ngày nay
Từ khóa:

kính đổi màu

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 63 trong 14 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Được đánh giá 4.5/5

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới