Rss Feed
Lớp học nhóm tại nhà

Bài tập Nito - Photpho

Đăng lúc: . Đã xem 5741 - Người đăng bài viết: Phạm Hồng Gấm
Chuyên mục : Vô cơ 11
Tổng hợp các bài tập trắc nghiệm có lời giải dưới đây sẽ giúp bạn đọc ôn tập lại lý thuyết cũng như bài tập một cách hệ thống
Bài tập Nito - Photpho

Bài tập Nito - Photpho

Câu 1. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm nitơ là:
A:        n sn p4                      C: n s2 n p3
C:        n s2 n p5                      C: n s2 n p4
Câu 2. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm nitơ xếp theo thứ tự từ nitơ đến bitmut là:
A:        2s2p3;  4s2 4p3;  6s6p3;   3s3p3;  5s5p3
B:        6s6p3;  5s2 5p3;  4s4p3;   3s3p3;  2s2p3
C:        2s2p3;  3s2 3p3;  4s4p3;   6s6p3;  5s5p3
D:        2s2p3;  3s2 3p3;  4s4p3;   5s5p3;  6s6p3
Câu 3. Hãy chỉ ra phát biểu sai trong số những phát biểu sau:
A: Các nguyên tố trong nhóm nitơ đều có 5 electron lớp ngoài cùng
B: Bán kính nguyên tử của các nguyên tố trong nhóm nitơ giảm dần từ nitơ đến bitmut.
C: Độ âm điện của các nguyên tố giảm dần từ nitơ đến bitmut.
D: Năng lượng ion hoá thứ nhất của nguyên tử các nguyên tố giảm dần.
Câu 4. Chỉ ra phát biểu sai trong số các phát biểu sau:
A: ở trạng thái cơ bản, nguyên tử của các nguyên tố nhóm nitơ có 3 electron độc thân, do đó trong hợp chất chúng có cộng hoá trị 3.
B: ở trạng thái kích thích, đối với các nguyên tố P, As, Sb, Bi một electron trong cặp electron của phân lớp ns có thể chuyển sang obitan d trống của phân lớp nd, do đó chúng có 5 electron độc thân và trong các hợp chất chúng có cộng hóa trị 5.
C: Cặp electron ở obitan 2s của nguyên tử nitơ cũng có khả năng chuyển sang trạng thái kích thích vì ocbitan 3s để có 5 electron độc thân.
D: Cặp electron ở obitan 2s không có khả năng chuyển sang trạng thái kích thích vì obitan 3s của lớp electron thứ 3 có mức năng lượng quá cao.
Câu 5. Trong các hợp chất, nguyên tố nitơ:
A:        Chỉ có số oxi hoá là -3 và +5
B:        Có thể có số oxi hoá từ -4 đến +5
C:        Chỉ có số oxi hoá +3 và +5
D:        Có thể có các số oxi hoá -3, 0, +1, +2, +3, +4, +5
Câu 6. Trong nhóm nitơ, các nguyên tố được sắp xếp theo thứ tự tính phi kim giảm dần như sau:
A:        Bi,     Sb,    As,    P,      N
B:        Sb,    As,    Bi,     N,      P
C:        N,      P,      As,    Sb,    Bi
D:        As,    Sb,    Bi,     P,      N
Câu 7. Độ bền với nhiệt của các hiđrua trong nhóm nitơ giảm dần theo thứ tự
A:        BiH3, SbH3, AsH3,          PH3,  NH3
B:        PH3,  AsH3,          NH3,  BiH3, SbH3
C:        SbH3, PH3,  BiH3, AsH3,          NH3
D:        NH3,  PH3,  AsH3,          SbH­3­, BiH3
Câu 9. Hãy đánh dấu x vào cột Đ (đúng) hoặc S (sai) phù hợp với nội dung dưới đây
TT Nội dung Đ S
1 Tất cả các nguyên tố trong nhóm nitơ đều tạo được hợp chất khí với hiđro    
2 Độ bền của các hiđrua của các nguyên tố trong nhóm nitơ giảm dần từ NH3, đến BiH­3    
3 Khả năng oxi hoá giảm dần từ nitơ đến bitmut    
4 Các nguyên tố trong nhóm nitơ đều có số oxi hoá từ -3, 0, +1, +2, +3, +4, +5    
5 Độ bền của các hợp chất có số oxi hoá +3 của các nguyên tố trong nhóm nitơ tăng dần    
 
Câu 10. Ghép một chữ số ở cột I với một chữ cái ở cột II sao cho nội dung phù hợp.
  Cột I   Cột II
1 Từ nitơ đến bitmut A từ nitơ đến bitmut
2 Khả năng oxi hoá giảm dần B đều tạo được các hợp chất khí với hiđro (hiđrua)
3 Các oxit của nitơ và photpho với số oxi hoá   +5 (N2O5, P2O5) C tính phi kim của các nguyên tố giảm dần, đồng thời tính kim loại tăng dần
4 Tất cả các nguyên tố trong nhóm nitơ D số oxi hoá +1, +2, +3
5 Trong số các oxit với số oxi hoá +3 thì As2O3 là oxit dưỡng tính E là oxit axit, hiđroxit của chúng là các axit (HNO3, H3PO4)
6 Ngoài số oxi hoá +3, -3, +5 nguyên tố nitơ còn có thêm    
 
Câu 11. ở nhiệt độ thường, nitơ khá trơ về mặt hoá học nhưng ở nhiệt độ cao nitơ trở nên hoạt động hơn và có thể tác dụng được với nhiều chất
A: Nguyên tử nitơ có cấu hình electron là 1s2 2s22p3
B: Trong phân tử, 2 nguyên tử nitơ liên kết với nhau bằng ba liên kết cộng hoá trị với năng lượng liên kết lớn nên phân tử nitơ rất bền, ở trên 30000C mới phân tích thành nguyên tử.
C: Nitơ  là một phi kim hoạt động
D: Phân tử nitơ rát bền vững không thể phá vỡ các liên kết giữa các nguyên tử nitơ trong phân tử được.
Câu 12. Biết nhiệt phân li thành nguyên tử (DH) của các phân tử:
N2 -> 2N       ;         DH = 946 kJ/mol
O2 -> 2O       ;         DH = 491 kJ/mol
H2 -> 2H       ;         DH = 431,8 kJ/mol
Cl2 ->  2Cl    ;         DH = 238 kJ/mol
ở điều kiện thường, chất tham gia phản ứng hoá học dễ nhất, khó nhất lần lượt là:
A: Nitơ                 ;         Hiđro
B: Clo                  ;         Nitơ
C: Hiđro               ;         Nitơ
D: Clo                  ;         Oxi
Câu 13. Có các phương trình phản ứng hoá học
            1.       N2      +       3H2  →    2NH3
            2.       N2      +       6 Li   →       2Li3N
            3.       N2      +       3Mg  →       Mg3N2
            4.       N2      +       O2     →       2NO
Trong các phản ứng nitơ thể hiện tính oxi hoá là:
A:        1,       2,       4
B:        2,       3,       4
C:        1,       2,       3
D:        1,       3,       4
Câu 14. Hãy đánh dấu x vào cột Đ (Đúng) hoặc S (sai) phù hợp với nội dung dưới đây
TT Nội dung Đ S
1 Nitơ là chất khí không màu, không mùi, không vị, không duy trì sự cháy và sự sống    
2 Nguyên tử nitơ là phi kim hoạt động, độ âm điện chỉ nhỏ hơn độ âm điện của flo, oxi    
3 Nitơ là một phi kim hoạt động mạnh, có thể tác dụng được với tất cả các kim loại và phi kim khác    
4 ở trạng thái tự do, nitơ chiếm khoảng 80% thể tích của không khí    
5 Trong các phản ứng với hiđro và kim loại, nitơ thể hiện tính oxi hoá    
6 Nitơ có thể tác dụng trực tiếp với oxi để tạo ra các oxit N­2O,N2O3, N2O5    
 Câu 15. Ghép một chữ số cột I với một chữ số cột II cho phù hợp với hiện tượng thí nghiệm để nhận ra từng lọ đựng các chất khí riêng biệt.
Cột I
Cột II
Lọ đựng chất khí Hiện tượng thí nghiệm
1 Khí O2 A Giấy màu ẩm bị mất màu khi để vào miệng lọ
2 Khí H2S B Cho que đóm tàn đỏ sẽ bùng cháy
3 Khí NH3 C Dùng giấy tẩm dung dịch Pb(NO3)2­­có kết tủa đen PbS
4 Khí N2 D Dùng giấy tẩm dung dịch HCl đặc vào miệng lọ sẽ bốc khói
5 Khí Cl2 E Lọ khí còn lại sau khi nhận ra các thí khác (đó là một chất khí không duy trì sự sống, sự cháy)
6 Khí NO2    
 
Câu 16. Nhỏ từ từ dung dịch NH3 vào ống nghiệm đựng dung dịch CuSO4. Hiện tượng quan sát được là:
A: Có kết tủa màu trắng đục được tạo thành
B: Tạo thành dung dịch trong suốt màu xanh lam
C: Lúc đầu có kết tủa xanh lam, sau đó kết tủa tan dần tạo thành dung dịch màu xanh thẫm.
D: Tạo thành kết tủa màu xanh lam.
Câu 17. Khí NH3 có thể tác dụng với tất cả các chất trong nhóm sau:
A:        HCl,            NaOH,        FeCl3,          SO2
B:        H2SO4,        PbO,           CuCl2,         Cl2
C:        KOH,                   O2,              HCl,            KCl
D:        HCl,            O2,              Cl2,             CuO 
Câu 18. Trong phóng thí nghiệm có thể điều chế một lượng nhỏ N2 tinh khiết bằng cách nhiệt phân dung dịch NaNO­2 và NH4Cl. Nếu trộn 100ml dung dịch NaNO2 3M với 200ml dung dịch NH4Cl 2M rồi đung nóng để phản ứng hoàn toàn thì thể tích N2 thu được là:
A: 13,44 lít             C: 10,08 lít
B: 6,72 lít               D: 12,34 lít
Câu 19. Nếu trộn 2 lít N2  với 7 lít H2SO4 trong bình phản ứng ở nhiệt độ 4000C có chất xúc tác. Sau phản ứng thu được 8,2 lít hỗn hợp khí ở đktc. Thể tích NH3 được tạo thành là:
A: 1,6 lít                 C: 1,4 lít
B: 1,2 lít                 D: 0,8 lít
Câu 20.  Dẫn 2,24 lít khí NH­3 (đktc) qua ống nghiệm hình trụ chứa 16 gam CuO. Thể tích khí N2 thu được là:
A: 1,02 lít                 C: 2,24 lít
B: 1,12 lít                 D: 1,67 lít
Câu 21. Trong phản ứng tổng hợp NH3 từ N2 và H2. Nếu nồng độ ban đầu của N2 là 0,21M, của H2 là 2,6M, Khi đạt trạng thái cân bằng nồng độ NH3 là 0,4M, thì nồng độ mol của N và H2 lần lượt là:
A:        0,02M  ,  1,8M
B:        0,02M  ,  2,0M
C:        0,01M  ,  2,0M
D:        0,03M  ,  1,5M
Câu 22. Nén 4 lít khí N2 và  14 lít khí H2SO4 trong bình phản ứng ở nhiệt độ trên 4000C, có chất xúc tác, thu được 1,6 lít hỗn hợp khí (cùng t0, p) hiệu suất của phản ứng là:
A:        25%            C:      20%
B:        30%            D:      15%
Câu 23. Dẫn 2,24 lít khí NH3 (đktc) đi qua một ống nghiệm chứa 32 gam CuO nung nóng, thu được chất rắn Z. Cho toàn bộ chất rắn Z tác dụng với dung dịch HCl 2M dư. Thể tích dung dịch HCl tham gia phản ứng là:
A:        0,3 lít                    C:      0,25 lít
B:        0,4 lít                    D:      0,2 lít
Câu 24. Axit HNO3 loãng có thể tác dụng với tất cả các kim loại sau:
A:        Mg,   Cu,    Fe,     Au,    Ca
B:        Cu,    Fe,     Ag,    Pt,     Zn
C:        Ca,    Cu,    Fe,     Ag,    Mg
D:        Ca,    Cu,    Pt,     Au,    Zn
Câu 25. Axit HNO3 đặc, nguội có thể tác dụng với tất cả các kim loại trong nhóm sau:
A:        Al,     Zn,  Mg,   Cu,    Sn
B:        Zn,    Mg,   Cu,    Ca,    Sn
C:        Fe,     Zn,    Mg,   Ca,    Sn
D:        Al,     Fe,     Sn,    Mg,   Ca

Đáp án

1C 6C 11B 16C 21C
2D 7D 12B 17D 22C
3B 8 13C 18B 23C
4C 9. 1235 ĐÚNG, 4 SAI 14.1245 Đ, 36 S 19D 24C
5D 10. 1C 4B 2A 6D 3E 15. 1B 4E 2C 5A 3S 20B 25B

Xem thêm: 


Nguồn tin: Trang Hoahoc247
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Được đánh giá 5/5

Theo dòng sự kiện

Xem tiếp...

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới