I. DẦU MỎ
1. Định nghĩa
Dầu mỏ là một hỗn hợp lỏng, sánh, màu nâu đen, có mùi đặc trưng, nhẹ hơn nước và không tan trong nước.
2. Thành phần hóa học
a) Là một hỗn hợp phức tạp gồm:
- Hiđrocacbon thuộc các loại ankan, xicloankan, aren (hiđrocacbon thơm).
- Chất hữu cơ chứa oxi, nitơ, lưu huỳnh và vết các chất vô cơ.
b) Thành phần các nguyên tố:
83−87%C,11−14%H,0,01−7%S,0,01−7%O,0,01−2 %N, các loại kim loại nặng vào khoảng phần triệu đến phần vạn.
3. Chưng cất dầu mỏ
a) Chưng cất dưới áp suất thường:
Nhiệt độ sôi | < 1800C | 1700 - 2700C | 2500 - 3500C | 3500 - 4000C | > 4000C |
Số C trong phân tử | 1→ 10C | 10→ 16C | 16→ 21C | 21→ 30C | > 30C |
Phân đoạn | Khí , xăng | Dầu hỏa | Dầu điezen | Dầu nhờn | Cặn mazut |
b) Chưng cất phân đoạn dầu mỏ dưới áp suất cao: cho sản phẩm:
- C1 → C4: dùng làm nhiên liệu khí hoặc khí hóa lỏng.
- C5 – C6: gọi là ete dầu hỏa, dùng làm dung môi hoặc nguyên liệu cho nhà máy hóa chất.
- C6 → C10 là xăng
c) Chưng cất phân đoạn dầu mỏ dưới áp suất thấp:
Khi chưng cất cặn mazut dưới áp suất thấp, ngoài phân đoạn linh động hơn dùng crackinh người ta thu được dầu nhờn (để bôi trơn máy), vazơlin và parafin (dùng trong y dược, dùng làm nến,...). Cặn đen còn lại được gọi là atphan dùng để rải đường.
4. Chế biến dầu mỏ bằng phương pháp hóa học
a) Mục đích: Đáp ứng nhu cầu về số lượng, chất lượng xăng làm nhiên liệu và đáp ứng nhu cầu về nguyên liệu cho công nghiệp hóa chất
b) Hai phương pháp chủ yếu chế hóa dầu mỏ.
Rifominh:
Khái niệm: là quá trình dùng xúc tác và nhiệt biến đổi cấu trúc của hiđrocacbon từ không phân nhánh thành phân nhánh, từ không thơm thành thơm.
Nội dung:
Chuyển ankan mạch thẳng thành ankan mạch nhánh và xicloankan:
Tách hiđro chuyển xicloankan thành aren
Tách hiđro chuyển ankan thành aren
Crackinh:
Khái niệm: là quá trình bẻ gãy phân tử hiđrocacbon mạch dài thành các phân tử hiđrocacbon mạch ngắn hơn nhờ tác dụng của nhiệt hoặc của xúc tác và nhiệt.
Nội dung:
Crackinh nhiệt thực hiện ở t0 > 700- 9000C, tạo eten, propan, buten, penten … dùng sản xuất polime.
Crackinh xúc tác: chuyển hidrocacbon mạch dài của các phân đoạn có nhiệt độ sôi cao thành xăng nguyên liệu.
II. Khí dầu mỏ và khí thiên nhiên
- Khí mỏ dầu (còn gọi là khí đồng hành) có trong các mỏ dầu.
- Khí thiên nhiên: là khí chứa trong các mỏ khí riêng biệt.
- Thành phần chính: metan, etan, propan, butan, pentan (khí), N2, H2, …(với % thể tích dao động khác nhau)
III. Than mỏ
1. Chung khô than mỡ: Tham mỡ nung trong lò cốc ở nhiệt độ 10000C thu được:
- Khí lò cốc (làm nhiên liệu)
- Lớp nước + NH3 (làm phân đạm)
- Lớp nhựa (nhựa than đá)
2. Chung cất nhựa than đá: thu được các hidrocacbon thơm, dị vòng thơm và các dẫn xuất của chúng
Bài viết liên quan:
Ý kiến bạn đọc