Rss Feed
Lớp học nhóm tại nhà

Hợp kim của Sắt

Đăng lúc: . Đã xem 2643 - Người đăng bài viết: Phạm Hồng Gấm
Chuyên mục : Vô cơ 12
Hợp kim của sắt gồm Gang và Thép. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về hai loại hợp kim này nhé

I. Gang

- Khái niêm: Là hợp kim sắt - cacbon trong đó hàm lượng C từ 2 - 5%.
- Phân loại: Gang gồm gang xám và gang trắng:
     + Gang xám: chứa nhiều tinh thể C nên có màu xám; kém cứng và kém giòn hơn gang trắng.
     + Gang trắng: chứa nhiều tinh thể hợp chất hóa học Fe3C nên có màu sáng. Rất cứng và giòn thường được dùng để luyện thép.
- Luyện gang:
* Nguyên liệu:

+ Quặng sắt: cung cấp Fe (phải chứa trên 30% Fe, chứa ít S, P).
+ Chất chảy: CaCO3 (nếu quặng lẫn silicat) hoặc SiO2 (nếu quặng lẫn đá vôi)  để làm giảm nhiệt độ nóng chảy và tạo xỉ.
+ Không khí giàu oxi và nóng: để tạo chất khử CO và sinh nhiệt.
+ Than cốc (tạo chất khử CO; tạo nhiệt và tạo gang).

* Các phản ứng xảy ra trong lò cao khi luyện gang:
+ Phản ứng tạo chất khử.       

C + O2 → CO2
CO2 + C → 2CO

+ Phản ứng khử Fe2O3.          

CO + 2Fe2O3  → Fe3O4 + CO­2
Fe3O4 + CO → 3FeO + CO2
FeO + CO → Fe + CO2

+ Phản ứng tạo xỉ.                  

CaCO3 → CaO + CO2
CaO + SiO2 → CaSiO3

II. Thép

- Khái niệm: Là hợp kim của Fe và C trong đó hàm lượng C ít hơn 2%C (theo khối lượng).
- Nguyên liệu: tùy theo phương pháp: Gang, sắt, thép phế liệu, chất chảy, không khí nóng, dầu mazut.
- Nguyên tắc: khử các tạp chất Mn, Si, Ca, S, P có trong gang.
- Các phản ứng xảy ra trong quá trình luyện thép:

C + O2 → CO2
S + O2 → SO
Si + O2 → SiO2
CaO + SiO2 → CaSiO3 (xỉ)

Có thể bạn quan tâm:


Nguồn tin: Trang Hochoaonline
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 8 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Được đánh giá 4/5

Theo dòng sự kiện

Xem tiếp...

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới