Hợp kim của Sắt

Hợp kim của sắt gồm Gang và Thép. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về hai loại hợp kim này nhé

I. Gang

- Khái niêm: Là hợp kim sắt - cacbon trong đó hàm lượng C từ 2 - 5%.
- Phân loại: Gang gồm gang xám và gang trắng:
     + Gang xám: chứa nhiều tinh thể C nên có màu xám; kém cứng và kém giòn hơn gang trắng.
     + Gang trắng: chứa nhiều tinh thể hợp chất hóa học Fe3C nên có màu sáng. Rất cứng và giòn thường được dùng để luyện thép.
- Luyện gang:
* Nguyên liệu:

+ Quặng sắt: cung cấp Fe (phải chứa trên 30% Fe, chứa ít S, P).
+ Chất chảy: CaCO3 (nếu quặng lẫn silicat) hoặc SiO2 (nếu quặng lẫn đá vôi)  để làm giảm nhiệt độ nóng chảy và tạo xỉ.
+ Không khí giàu oxi và nóng: để tạo chất khử CO và sinh nhiệt.
+ Than cốc (tạo chất khử CO; tạo nhiệt và tạo gang).

* Các phản ứng xảy ra trong lò cao khi luyện gang:
+ Phản ứng tạo chất khử.       

C + O2 → CO2
CO2 + C → 2CO

+ Phản ứng khử Fe2O3.          

CO + 2Fe2O3  → Fe3O4 + CO­2
Fe3O4 + CO → 3FeO + CO2
FeO + CO → Fe + CO2

+ Phản ứng tạo xỉ.                  

CaCO3 → CaO + CO2
CaO + SiO2 → CaSiO3

II. Thép

- Khái niệm: Là hợp kim của Fe và C trong đó hàm lượng C ít hơn 2%C (theo khối lượng).
- Nguyên liệu: tùy theo phương pháp: Gang, sắt, thép phế liệu, chất chảy, không khí nóng, dầu mazut.
- Nguyên tắc: khử các tạp chất Mn, Si, Ca, S, P có trong gang.
- Các phản ứng xảy ra trong quá trình luyện thép:

C + O2 → CO2
S + O2 → SO
Si + O2 → SiO2
CaO + SiO2 → CaSiO3 (xỉ)

Có thể bạn quan tâm:

Nguồn tin: Trang Hochoaonline