Rss Feed
Lớp học nhóm tại nhà

Tính chất của kim loại.Dãy điện hóa kim loại

Đăng lúc: . Đã xem 38434 - Người đăng bài viết: Phạm Hồng Gấm
Chuyên mục : Đại cương kim loại
Bài viết dưới đây sẽ tóm tắt lý thuyết Tính chất của KL và dãy điện hóa KL một cách dễ hiểu và đầy đủ nhất
Tính chất của kim loại.Dãy điện hóa kim loại

Tính chất của kim loại.Dãy điện hóa kim loại

I. Tính chất vật lí

- Tính dẻo: do các ion dương trong mang tinh thể kim loại có thể trượt lên nhau một cách dễ dàng mà không bị tạch khỏi nhau nhờ các electron tự do.

- Tính dẫn điện: Khi đặt một hiệu điện thế vào hai đầu dây kim loại , nhưng electron chuyển động tự do sẽ chuyển động thành dòng có hướn từ âm đến dương.

- Tính dẫn nhiệt: do có các electron tự do trong mạng tinh thể.

- Ánh kim: các electron tự do trong mạng tinh thể phản xạ hầu hết những tia sáng nhìn thấy được

=>Tính chất vật chung của kim loại do các electron tự do trong mạng tinh thể kim loại.

II. Tính chất hóa học

Tính chất hoá học chung là tính khử.

M → Mn+ +ne (1 ≤ n ≤ 3)

1. Tác dụng với phi kim

Tác dụng với clo: 2Fe  +  Cl2  →(to)  2FeCl3

Tác dụng với oxi: 4Al + O2  →(to)  2Al2O3

Tác dụng với lưu huỳnh: Hg + S →(to)  HgS

2. Tác dụng với dung dịch axit

Dung dịch HCl, H2SO4 loãng : kim loại khử H+ thành H2

Ví dụ: Fe  +  2HCl →  FeCl2 + H2

Dung dịch HNO3, H2SO4 đặc: kim loại khử N+5, S+6 xuống số oxi hóa thấp hơn

Ví dụ: 3Cu + HNO3 loãng  →  3CuSO4  +  2NO↑  + 4H2O

3. Tác dụng với nước: kim loại nhóm IA và IIA

Ví dụ: 2Na + 2H2O → 2NaOH  +  H2

4. Tác dụng với dung dịch muối

Kim loại mạnh hơn khử ion kim loại yếu hơn trong muối thành kim loại tự do:

Ví dụ: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu                  

III. Dãy điện hoá của kim loại

Dạng oxi hóa và dạng khử của cùng một nguyên tố kim loại tạo nên cặp oxi hóa khử của kim loại. Ví dụ: Ag+/Ag ; Cu2+/ Cu

Các kim loại trong dãy điện hoá được sắp xếp theo chiều tính khử của kim loại giảm dần và tính oxi hoá của ion kim loại tăng dần.

Tính chất kim loại. Dãy điện hóa kim loại;

Dãy điện hoá cho phép dự đoán chiều của phản ứng giữa hai cặp oxi hoá - khử: chất oxi hoá mạnh hơn sẽ oxi hoá chất khử mạnh hơn sinh ra chất oxi hoá yếu hơn và chất khử yếu hơn.

Bài viết liên quan: 


Nguồn tin: Trang Tech12h
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 46 trong 10 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Được đánh giá 4.6/5

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới