Rss Feed
Lớp học nhóm tại nhà

Sự ăn mòn Kim loại

Đăng lúc: . Đã xem 11349 - Người đăng bài viết: Phạm Hồng Gấm
Chuyên mục : Đại cương kim loại
Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc nắm vững được kiến thức cơ bản về Sự ăn mòn Kim loại
Sự ăn mòn Kim loại

Sự ăn mòn Kim loại

1. Ăn mòn kim loại

Là sự phá hủy kim loại do tác dụng của các chất trong môi trường.
Ăn mòn kim loại có 2 dạng chính: ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa.

2. Ăn mòn hóa học

Là quá trình oxi hóa khử, trong đó các electron của kim loại được chuyển trực tiếp đến các chất trong môi trường.
Ăn mòn hóa học thường xảy ra ở những bộ phận của thiết bị lò đốt hoặc những thiết bị thường xuyên phải tiếp xúc với hơi nước và khí oxi…
Kinh nghiệm: nhận biết ăn mòn hóa học, ta thấy ăn mòn kim loại mà không thấy xuất hiện cặp kim loại hay cặp KL-C thì đó là ăn mòn kim loại.

3. Ăn mòn điện hóa

Là quá trình oxi hóa khử, trong đó kim loại bị ăn mòn do tác dụng của dung dịch chất điện li và tạo nên dòng electron chuyển dời từ cực âm đến cực dương.
-    Điều kiện để xảy ra ăn mòn điện hóa: phải thỏa mãn đồng thời 3 điều sau

Các điện cực phải khác nhau về bản chất
Các định cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau qua dây dẫn
Các điện cực cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li

-    Ăn mòn điện hóa thường xảy ra khi cặp kim loại (hoặc hợp kim) để ngoài không khí ẩm, hoặc nhúng trong dung dịch axit, dung dịch muối, trong nước không nguyên chất…

4. Các biện pháp chống ăn mòn kim loại

a. Phương pháp bảo vệ bề mặt

-    Phủ lên bề mặt kim loại một lớp sơn, dầu mỡ, chất dẻo…
-    Lau chùi, để nơi khô ráo thoáng

b. Phương pháp điện hóa

-    Dùng một kim loại là “vật hi sinh” để bảo vệ vật liệu kim loại.
VD: Để bảo vệ vỏ tàu biển bằng thép, người ta gắn các lá Zn vào phía ngoài vỏ tàu ở phần chìm trong nước biển (nước biển là dung dịch chất điện li). Kẽm bị ăn mòn, vỏ tàu được bảo vệ. 
     Kinh nghiệm: những trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hóa thường gặp:
+   Kim loại – kim loại (Fe - Cu) kim loại mạnh bị ăn mòn (anot bị oxi hóa) kim loại yếu được bảo vệ
+   Kim loại – phi kim (Fe - C thép)
+   Kim loại đẩy kim loại ra khỏi muối (Fe tác dụng dung dịch CuSO4).
+   Kim loại + dd axit và muối của kim loại đứng sau

Bài viết liên quan: 


Nguồn tin: Trang Hoahoc247
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 24 trong 5 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Được đánh giá 4.8/5

Những tin cũ hơn

Ý kiến bạn đọc

Avata of duong
- Đăng lúc:
dear thầy, hiện tại e có làm về dây chuyền ăn mòn kim loại dùng hóa chất HCl, FeCl3, NaClO3. thầy cho e hỏi các chất này có tác dụng như thế nào trong quá trình ăn mòn. và thành phần như thế nào cho đúng, e có thử nếu tăng độ acid hay hai dung dịch kia nhưng vẫn không đạt được sản phẩm mình mong muốn
Avata of Hùng
- Đăng lúc:
Ai có thể giải thic rõ hơn cái nhận biết ăn mòn hoá học gìum mk đc k

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới