-
Giữ tinh thần minh mẫn trước mọi kì thi
-
Giảm căng thẳng mệt mỏi
Các chuyên gia sức khỏe khuyên khi rơi vào trạng thái stress, tốt nhất các thí sinh nên “chấn chỉnh” lại lịch học, cách học và chế độ nghỉ ngơi, dinh dưỡng của mình ngay lập tức. Bạn cần hiểu, thành công thật khó có thể đạt được nếu sự căng thẳng, lo âu xuất hiện lâu dài.
Và nếu rơi vào trạng thái này, chắc chắn bạn không thể còn đủ minh mẫn để thu nạp kiến thức vào đầu. Lời khuyên dành cho bạn là hãy giảm bớt cường độ học tập để tinh thần được thoải mái, thư giãn. Sau khi tinh thần đã được phục hồi thoải mái, bạn quay lại học và sẽ thấy việc tiếp thu kiến thức được cải thiện rõ rệt.
Hãy nghỉ ngơi, tăng cường vận động ngoài trời như đi bộ, tán gẫu, đôc truyện cười, nghe nhạc ... Bên cạnh đó, việc sử dụng các loại nước mát, giúp tỉnh táo, sảng khoái tinh thần như trà xanh sẽ giúp tinh thần và đầu óc bạn minh mẫn và tiếp thu kiến thức tốt hơn.
Điều quan trọng nữa là bạn cũng phải cho mình được ngủ đủ khoảng 8 tiếng một ngày, nhiều nhất là về đêm, để sáng sớm tỉnh dậy có một bộ óc "mới tinh", có khả năng hoạt động tốt nhất.
Thức học bài quá khuya, thậm chí suốt đêm là một sai lầm lớn. Vì như thế đầu óc không được nghỉ ngơi, phục hồi. Mặt khác, trong một buổi học, bạn cũng phải tránh học liên tục 3 - 4 giờ liền, nên có những phút giải lao để làm thư giãn thần kinh, trí óc.
-
Đọc đi đọc lại
-
Nắm ý chính
-
Trích lược những chi tiết quan trọng
-
Đừng đọc to
Sau một thời gian bạn sẽ ngạc nhiên vì làm được điều đó dễ dàng hơn. Rèn luyện khả năng đọc nhanh, đọc sâu là vô cùng cần thiết, và hãy duy trì khả năng này suốt đời.
-
Ghi chép như thế nào?
Ghi chép là một khả năng cần được học và rèn luyện mà đa số mọi học sinh đề không có.
Phương pháp ghi chép được coi là Modified outlie :
· Đặt tựa đề riêng cho đề mục.
· Ghi lùi sang phải từng chi tiết liên quan với đề mục.
· Dùng những chấm riêng cho từng dòng.
· Xuống dòng cho mỗi chi tiết
· Chừa chỗ trống nhiều.
· Chừa lề trái rộng 1/3 chiều ngang tờ giấy.
+ Kỹ thuật ghi nhanh :
· Dùng từ viết tắt.
· Không viết nguyên âm.
· Dùng chữ bắt đầu một từ.
· Dùng ký hiệu quy ước.
· Tạo những từ viết tắt riêng cho mình nhưng tránh thay đổi.
-
Ghi chép ở đâu.
Tốt nhất là nên lưu trữ trong một tập, gồm nhiều trang giấy rời, có ngăn cách giữa các môn học. Nên tạo cho mình thói quen ghi vào tập ghi chép này.
Nếu bạn quên không mang theo tập này thì ít ra cũng phải có một tập giấy rời để sẵn và nhanh chóng gắn tờ giấy đó vào vào tập ghi chép đó. Cố gắng bảo quản tập giấy này vì nó rất dễ sờn rách.
Đánh dấu trong sách :
Bạn nên dùng bút dạ quang thay vì gạch chân các đoạn, vì kinh nghiệm cho thấy những đoạn được đánh dấu bằng bút dạ quang dễ nhớ hơn. Tuy nhiên, không nên đọc rồi tô những đoạn quan trọng vì nó ít có hiệu quả.
-
Ghi chép gì?
Ghi chép chính xác và xúc tích là điều cần thiết. Bạn nên tập thói quen ghi chép như đã mô tả trong phương pháp SQ3R. Ví dụ : Như khi bạn nghe giảng, nên hình thành các câu hỏi trong đầu.
Công việc của bạn là phải chú ý tập trung vào các điểu chính của bài, chép lại và sắp xếp chúng theo ngôn từ của mình. Nếu bạn thực hiện tốt bước này, việc ôn bài sẽ đơn giản và hiệu quả.
-
Sắp xếp những điều ghi chép
Dùng thẻ này để học,ôn bài, tổ chức thông tin cho các bài báo cáo đều rất tốt. Nếu có máy tính thì nên sắp xếp theo tập tin. Một khi đã sắp xếp được các dữ liệu này thì việc tìm kiếm sửa đổi thật là đơn giản. Nếu bạn có máy in thì có thể in bài ra dưới nhiều hình thức.
-
Kết luận
- Kiểm soát thời gian học bằng kế hoạch học tập
- Sử dụng phương pháp SQ3R để tiếp thu bài tốt hơn,có kỹ thuật đọc nhanh hơn, ghi chép nhanh và lưu giữ thông tin ghi chép…
Tuy nhiên, kỹ năng học tập có hiệu quả chủ yếu dựa vào ý chí và quyết tâm của bản thân muốn tiến bộ và học tập tốt. Nếu bạn không chịu cố gắng và hi sinh thì có hướng dẫn bao nhiêu cũng vô ích. Bạn chính là người chịu trách nhiệm về việc đào tạo của mình và học có hiệu quả có thể giúp bạn làm việc này tốt hơn.
Ý kiến bạn đọc