1. Học cách “lập dàn bài”
Lập dàn bài tưởng như chỉ dành cho tập làm văn, nhưng nếu áp dụng được phương pháp này vào quá trình học tập, ghi chép,... sẽ giúp bạn nhớ nhanh và lâu hơn. Vậy cách thức và phương thức ghi cụ thể như thế nào?Trước tiên bạn phải đọc toàn bài môn bạn đang học để hiểu được yêu cầu và nội dung chính của bài. Vì chỉ có hiểu sơ bộ bài, bạn mới lập được dàn bài. Sau đó, chia nội dung toàn bài thành 3 phần chính. Lưu ý là 3 phần, vì đó là cách chia hợp lý và khoa học nhất, vì nếu chia thành 1 hay 2 phần thì quá ít, còn nhiều hơn 3 thì lại khiến bài học thêm rối.
Trong 3 mục lớn đó lại chia thành những phần nhỏ, phần nào cũng có những tiêu đề riêng và trong mỗi phần đều có những yêu cầu quan trọng của nó. Bạn nên ghi nhận cụ thể các phần quan trọng ấy trong mỗi phần của dàn bài, có thể gạch dưới hoặc viết đậm để dễ nhớ.
Một dàn bài chi tiết sẽ là điều kiện giúp bạn dễ dàng việc học bài sau đó.
2. Hệ thống lại bài bằng cách “hồi tưởng”
Khi bạn đã có một dàn bài chi tiết và hợp lí hãy nhìn thật kĩ vào dàn bài đó và cố gắng “chụp ảnh” dàn bài đó vào trong não. Quá trình “chụp ảnh” chính là quá trình bạn cố gắng ghi nhớ cấu trúc của bài học thông qua dàn bài đã lập.Sau đó hãy tập trung (có thể là nhắm mắt lại) hồi tưởng lại những gì mình đã nhìn thấy, hồi tưởng từng phần một của dàn bài, chỗ nào quên bạn dừng lại, lật dàn bài ra xem lại. Bạn cứ tiếp tục hồi tưởng sang phần khác và đừng quên các phần quan trọng đáng ghi nhớ, đừng bỏ sót một chi tiết nào.
Lần lượt như vậy cho đến hết toàn bài. Chỗ nào quên, mở dàn bài xem lại, ghi ra giấy hoặc đánh dấu những phần đó. Bạn tìm ý những chỗ quên sót để rồi học lại cho nhuần nhuyễn. sau đó, bạn hệ thống lại bài và đặt thành câu hỏi rồi tự giải quyết trong óc câu hỏi ấy. Bạn xem lại việc trả lời có thông suốt phân minh chưa. Nếu chỗ nào vướng mắc lật dàn bài ra xem.
Thực hiện việc “hồi tưởng” nhiều lần sẽ giúp bạn nhớ nhanh và lâu hơn rất nhiều việc cứ ngồi “học vẹt” và “đọc kinh” cho thuộc lòng.
Luôn đặt cho mình những câu hỏi: “Mình có thể trả lời gãy gọn các câu hỏi đặt ra chưa?”, “Mình đã thông suốt từng phần cũng như toàn bài chưa?”, “Mình đã nắm vững trọng tâm hay chưa?”,...
3. Ghi chép hiệu quả
Ghi chép hiệu quả nghĩa là chúng ta có thể sử dụng những điều đã ghi bất cứ lúc nào (tất nhiên là trừ trong phòng thi) một cách linh hoạt nhất. Để làm được điều đó, bạn nên ghi chép bất kì đâu có thể. Ngoài vở ghi, bạn có thể ghi giấy nhớ, ghi vào điện thoại, máy tính bảng,… bất kì đâu để khi cần nhẩm lại, nếu quên bạn có thể mở ra xem ngay lập tức mà không phải làm cái việc mà ai cũng lười đó là căng mắt tìm kiếm trong đống vở ghi.Nhưng quan trọng là ghi như thế nào?
Đầu tiên, ghi những điểm chính yếu nhất, còn điều quan trọng là bạn phải học thuộc. Ví dụ: trong toán học thì những công thức, dịnh lí,… trong ngoại ngữ là các thì, các mệnh đề, các từ khó,…Việc tóm tắt các phần quan trọng, giúp bạn hệ thống bài học bằng trí nhớ và một cách hoàn hảo mà không cần mở sách.
Thứ hai, tránh ghi rườm rà, dư thừa, vừa mất thời gian vô ích mà lại phí sức. Nói chung làm thế nào để bạn có thể tổng hợp các phương pháp (nhẩm nhớ - ghi chép - và lập dàn bài) sao cho tạo được điều kiện để bạn đọc bài mau thuộc đó là điều quan trọng nhất.
Cuối cùng là sử dụng các phương pháp ấy thật hài hòa và kết hợp chặt chẽ để việc học tập của bạn có kết quả mỹ mãn theo ý muốn. Không nhất thiết phải áp dụng tất cả các phương pháp mà tùy khả năng vận dụng cho phù hợp.
Ý kiến bạn đọc