Rss Feed
Lớp học nhóm tại nhà

Kinh nghiệm làm bài trắc nghiệm Hóa học

Đăng lúc: . Đã xem 3674 - Người đăng bài viết: Đỗ Thị Thu Huyền
Chuyên mục : Giáo dục
Kinh nghiệm làm bài trắc nghiệm Hóa học

Kinh nghiệm làm bài trắc nghiệm Hóa học

Sau đây là chia sẻ của các gia sư về kinh nghiệm làm bài thi trắc nghiệm môn Hóa để các bạn tham khảo
Bài toán trắc nghiệm hoàn toàn không đơn giản là bài tập tự luận có 4 đáp án. Một câu hỏi trắc nghiệm hoàn chỉnh và có chất lượng, nhất là câu hỏi trong đề thi đại học đều có 4 "đáp án nhiễu" hàm chứa nhiều "dụng ý". Khi giải một bài tập trắc nghiệm, nhất thiết phải bám sát và đối chiếu liên tục với 4 đáp án mà đề bài đưa ra, từ đó có nhận định đúng đắn và phù hợp, giúp ta có thể đưa ra những giải pháp nhanh và hiệu quả nhất cho các yêu cầu của bài toán.

Phương pháp khai thác thông tin từ 4 đáp án để tăng nhanh tốc độ và hiệu quả của việc giải toán được gọi chung là chọn ngẫu nhiên. Đó có thể là việc sử dụng thông tin 4 đáp án như một cách "tự bổ sung thông tin" để việc giải toán trở nên đơn giản hơn.

Ví dụ: Đốt cháy hoàn toàn 1,608 gam chất hữu cơ A chỉ thu được 1,272 gam Na2CO3 và 0,528 gam CO2. Cho A tác dụng với dung dịch HCl thì thu được một axit hữu cơ 2 lần axit B. Công thức cấu tạo của A là:

A. NaOOC-CH2-COONa
B. NaOOC-COOH
C. NaOOC-COONa
D. NaOOC-CH=CH-COONa

Không cần mất công giải chi tiết bài toán, chỉ cần một nhận xét "đốt cháy hoàn toàn A không thu được H2O  trong CTPT của A không còn chứa nguyên tử H" là ta đã có thể tìm được đáp án đúng là C. 

Ngoài ra, một trong những đặc trưng quan trọng nhất của bài thi trắc nghiệm là không có barem điểm cho từng ý nhỏ. Trong bài thi tự luận, các bạn có thể "cố" trình bày tối đa tất cả bước giải đã thực hiện được để hy vọng có thêm điểm, cho dù chưa có được kết quả cuối cùng nhưng đối với bài thi trắc nghiệm thì chỉ có kết quả chọn đáp án cuối cùng mới được dùng để tính điểm.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là quá trình làm bài trước đó trở thành vô nghĩa, mỗi dữ kiện của bài toán đều hàm chứa những ý nghĩa nhất định, cho dù chưa "giải mã" được hết dữ kiện đó hoặc chưa xâu chuỗi chúng lại với nhau được thì ta vẫn có thể giới hạn lại khả năng "có thể đúng" nhất. Trong trường hợp này, việc khai thác thông tin, bám sát vào 4 đáp án là rất cần thiết và cho hiệu quả cao.

Nguồn tin: Trang Vnexpress
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Được đánh giá 5/5

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới