Rss Feed
Lớp học nhóm tại nhà

Kinh nghiệm ôn thi môn Hóa

Đăng lúc: . Đã xem 5038 - Người đăng bài viết: Đỗ Thị Thu Huyền
Chuyên mục : Giáo dục
Môn Hóa

Môn Hóa

(Thầy Phạm Ngọc Dũng) - Trong môn Hóa, các kiến thức đều có tính liên thông chặt chẽ với nhau thành một hệ thống hoàn chỉnh do đó các em không thể học tủ. Hơn nữa mọi kiến thức đều có thể được đưa vào trong đề thi, từ những vấn đề nhỏ nhặt nhất trong SGK như cấu tạo, ứng dụng, … và bao gồm cả kiến thức của lớp 10, 11 và 12

1. Thường xuyên hệ thống hóa kiến thức bằng mọi cách

Kiến thức Hóa học có sự gắn kết liên tục và mang tính hệ thống, trải đều qua cả 3 năm học. Sự phân chia các nội dung Đại cương – Vô cơ – Hữu cơ … chỉ để giúp cho người học dễ học, chứ không dễ ôn tập.

Khi ôn tập kiến thức Hóa học, điều tối quan trọng là các em phải hệ thống, xâu chuỗi được nội dung mình đang ôn tập với các phần kiến thức có liên quan khác. Lý thuyết của Hóa học không cứng nhắc và cũng không giản đơn, ta không thể ôn tập bằng cách “đọc chay” hay “học vẹt” mà phải bằng cách luyện tập, thường xuyên ghi ra, viết ra, “gọi từ trong đầu ra” thì mới hiểu và nhớ lâu được. Để làm được điều đó thì có một cách đơn giản là khi gặp bất kỳ câu hỏi nào, bài tập nào, các em hãy cố gắng không chỉ tìm cách giải quyết câu hỏi đó, bài toán đó mà còn tìm cách liên hệ với các kiến thức liên quan đến nó để nhớ lại, hồi tưởng lại.

2. Rèn luyện kỹ năng tính và phản xạ tư duy

Như thầy đã từng nhiều lần nhấn mạnh, không phải bài toán nào cũng có cách giải đặc biệt nhanh, không phải bài toán nào cũng có công thức tính riêng. Để giải một bài toán thật nhanh và hiệu quả, việc trước tiên là phải rèn luyện kỹ năng tính và phản xạ tư duy.

Các quy tắc nhân nhẩm, các dấu hiệu chia hết, xấp xỉ, … là những kiến thức cơ sở mà bất kỳ học sinh nào cũng đã được học và nó cực kỳ hữu dụng cho bất cứ môn học nào, không chỉ giúp ta tính nhanh, tính nhẩm một số đại lượng trong bài toán mà đôi khi còn là giải pháp mang tính quyết định giúp bài toán được giải quyết nhanh gọn và hiệu quả hơn.

3. Phân biệt được những đặc trưng của hình thức thi trắc nghiệm so với tự luận và ứng dụng

Các câu hỏi trong đề thi ĐH đều có 4 “đáp án nhiễu” hàm chứa nhiều “dụng ý”. Khi giải một bài tập trắc nghiệm, nhất thiết phải bám sát và đối chiếu liên tục với 4 đáp án mà đề bài đưa ra, để từ đó có những nhận định đúng đắn và phù hợp, giúp ta có thể đưa ra những giải pháp nhanh nhất và hiệu quả nhất cho các yêu cầu của bài toán. Phương pháp khai thác các thông tin từ 4 đáp án để tăng nhanh tốc độ và hiệu quả của việc giải toán được gọi chung là phương pháp Chọn ngẫu nhiên.

4.  Tích lũy kinh nghiệm làm bài thi

Kinh nghiệm làm bài là một yếu tố hết sức quan trọng trong mỗi kỳ thi, nhất là kỳ thi ĐH. Có rất nhiều bài toán tưởng như lắt léo nhưng nếu có nhiều kinh nghiệm thì chỉ cần đọc đề, ta đã phán đoán được hướng giải, dự đoán được chất nào dư, chất nào hết, đáp án nào có nhiều khả năng đúng …. Mặt khác, trong đề thi ĐH đôi khi vẫn có những câu hỏi chưa thật chặt chẽ hoặc có nhiều cách hiểu khác nhau, khi đó, chỉ có kinh nghiệm mới giúp ta “hiểu đúng ý người ra đề” và có được kết quả tốt. 

- Đó có thể là việc sử dụng các thông tin 4 đáp án như là một cách “tự bổ sung thông tin” để việc giải toán trở nên đơn giản hơn.

Để ôn thi và làm bài thi tốt các em cần chú trọng vào rèn luyện và kết hợp 4 yếu tố: kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và phương pháp để làm chủ bài thi trong kỳ thi ĐH – CĐ.

Tác giả bài viết:
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 35 trong 7 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Được đánh giá 5/5

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới