Rss Feed
Lớp học nhóm tại nhà

Hậu quả của hiệu ứng nhà kính

Đăng lúc: . Đã xem 12574 - Người đăng bài viết: Lê Diệu Linh
Chuyên mục : Hóa đời sống
Hiệu ứng nhà kính là vấn đề lớn mang tính chất toàn cầu đối với môi trường hiện nay. Hiệu ứng nhà kính là gì?
Hậu quả của hiệu ứng nhà kính

Hậu quả của hiệu ứng nhà kính

Hiệu ứng nhà kính là gì?

Hiệu ứng nhà kính dùng để chỉ hiệu ứng xảy ra khi năng lượng bức xạ của tia sáng mặt trời, xuyên qua các cửa sổ hoặc mái nhà bằng kính, được hấp thụ và phân tán trở lại thành nhiệt lượng cho bầu không gian bên trong, dẫn đến việc sưởi ấm toàn bộ không gian bên trong chứ không phải chỉ ở những chỗ được chiếu sáng.

 Hiệu ứng nhà kính xảy ra khi nào?

Hiệu ứng nhà kính diễn ra khi khí quyển chứa khí đã hấp thụ tia cực quang. Hơi nóng từ mặt trời xuống Trái Đất đã bị giữ lại ở tầng đối lưu, tạo ra hiệu ứng nhà kính ở bề mặt các hành tinh hoặc các vệ tinh.

Hậu quả của hiệu ứng nhà kính rất nghiêm trọng.

Hiệu ứng nhà kính

Trước hết là làm cho sinh thái biến đổi lớn. Sa mạc càng mở rộng, đất đai càng bị xói mòn, rừng càng lùi thêm về vùng cực, hạn hán rất nặng, lượng mưa tăng thêm 7-11%. Mùa đông càng ẩm, mùa hè càng khô. Vùng nhiệt đới càng ẩm ướt, vùng khô á nhiệt đới càng hạn, khiến cho các công trình thủy lợi phải điều chỉnh lại. Khu vực ven biển sẽ bị thiên tai đe dọa khủng khiếp. Vì nhiệt độ tăng lên, những tảng băng ở vùng cực sẽ tan chảy làm cho mặt biển tăng cao hơn 1m. Có nhà khoa học cho rằng, vì nhiệt độ tăng lên sẽ làm cho thể tích nước dãn nở, mặt nước biển sẽ dâng cao 0,2-1,4m. Hiện nay có 1/3 dân số thế giới sống ở vùng ven biển, vùng này cũng là nơi phát triển công nông nghiệp, nếu mặt biển dâng cao sẽ tràn ngập nhiều thành phố và bến cảng. Trái đất nóng lên, mặt biển dâng cao mang lại tai họa cho nhân loại.

Biện pháp giảm hiệu ứng nhà kính

 Trước hết cần phải tích cực xử lý ô nhiễm không khí, nghiên cứu công nghệ chuyển hóa CO2 thành chất khác, ngăn chặn các khí metan, halogen, clo, flo,... không cho thải vào không khí.

Hai là bảo vệ tốt cây rừng, tích cực trồng cây gây rừng, làm cho CO2 chuyển hóa thành chất dinh dưỡng thông qua tác dụng quang hợp của cây xanh.

Cuối cùng, bằng mọi cách làm giảm lượng tiêu hóa năng lượng dầu mỏ và than, cố gắng áp dụng năng lượng hạt nhân, năng lượng Mặt trời, năng lượng nước và gió để giảm bớt lượng CO2 thải vào không khí.

 

Nguồn tin: Trang khoa học
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 19 trong 5 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Được đánh giá 3.8/5

Những tin mới hơn

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới