Công trình đưa 3 nhà khoa học tới giải thưởng danh giá này, là công trình chế tạo kính hiển vi huỳnh quang siêu phân giải.
Eric Betzig, công dân Mỹ (sinh năm 1960) tại Ann Arbor, Mỹ. Stefan W. Hell, công dân Đức (sinh năm 1962) tại Arad, Romania. Và William E. Moerner, công dân Mỹ (sinh năm 1953) tại Pleasanton, Mỹ.
“Thất bất ngờ. Trước đó, tôi nghĩ rằng nghiên cứu về kính hiển vi của chúng tôi sẽ không được giải”, Stefan W.Hell phát biểu qua điện thoại.
Giải Nobel Hóa học 2014 bao gồm một huy chương vàng, một bằng khen và số tiền trị giá 8 triệu kronor Thụy Điển (tương đương 1,2 triệu USD). Giải thưởng sẽ được trao cho 3 nhà khoa học kể trên vào ngày 10/12 tới.
Từ cuối thế ký 19, Ernst Abbe đã phát minh ra kính hiến vi quang học thông thường, hạn chế của kính hiển vi quang học là sự giới hạn về độ phân giải. Nghiên cứu của ba nhà khoa học dựa trên sự phát sáng huỳnh quang đã phá vỡ những giới hạn này của kính hiển vi. Điều này có thể cho phép các chuyên gia quan sát mọi vật ở độ phân giải cao hơn ở kích thước nano, mở đường cho hoạt động nghiên cứu ở phạm vi phân tử.
Vài điều thú vị quanh giải Nobel Hóa học
63 giải Nobel Hóa học được trao cho một chủ nhân duy nhất4 phụ nữ nhận giải Nobel Hóa học
1 người- nhà khoa học Frederick Sanger nhận hai giải Nobel Hóa học, năm 1985 và năm 1980
35 tuổi là số tuổi người trẻ nhất nhận giải Nobel Hóa học- ông Frederic Joliot
85 tuổi là số tuổi người lớn nhất nhận giải Nobel Hóa học- ông John B.Fenn
58 tuổi là số tuổi trung bình của chủ nhân giải.
Ý kiến bạn đọc