Một số bài thi Đại học phần Ankin

Thầy Phạm Ngọc Dũng: để tiện cho các em ôn thi đại học thử sức với các bài thi đại học về phần Ankin, thầy đã gộp các bài thi đại học có chuyên đề Ankin vào thành một chuyên đề , kèm theo đáp án. Các em tham khảo nhé. Chúc các em học tốt.
Một vài chất ankin

Khái niệm cơ bản

Ankin trong hóa hữu cơ là một hydrocacbon không no chứa ít nhất một liên kết ba giữa các nguyên tử cacbon - cacbon. Những alkin đơn giản nhất, chỉ với một liên kết ba, tạo thành một dãy đồng đẳng, dãy ankin với công thức tổng quát CnH2n-2.

Đề thi đại học

Câu 1: Đề thi tuyển sinh ĐH khối A - 2012

Đốt cháy hoàn toàn 4,64gam một hiđrocacbon X (chất khí ở điều kiện thường) rồi đem toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2. Sau các phản ứng thu được 39,4gam kết tủa và khối lượng phần dung dịch giảm bớt 19,912gam. Công thức phân tử của X là.
    A. CH4                                B. C2H4                                   C. C4H10                                  D. C3H4

Câu 2: Đề thi tuyển sinh ĐH khối A - 2012

Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon (tỷ lệ số mol 1: 1) có công thức đơn giản nhất khác nhau, thu được 2,2gam CO2 và 0,9gam H2O. Các chất trong X là.
    A. một ankan và một ankin                                                           B. hai ankađien
    C. hai anken                                                                                    D. một anken và một ankin

Câu 3: Đề thi tuyển sinh Cao đẳng - 2013

Hỗn hợp khí X gồm C2H6, C3H6  và C4H6. Tỉ khối của X so với H2  bằng 24. Đốt cháy hoàn toàn 0,96 gam X trong oxi dư rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy vào 1 lít dung dịch Ba(OH)2  0,05M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
    A. 9,85.                               B. 5,91.                                   C. 13,79.                                 D. 7,88.

Câu 4: Đề thi tuyển sinh Đại học khối A - 2010

Đun nóng hỗn hợp khí X gồm 0,02 mol C2H2 và 0,03 mol H2 trong một bình kín (xúc tác Ni), thu được hỗn hợp khí Y. Cho Y lội từ từ vào bình nước brom (dư), sau khi kết thúc các phản ứng, khối lượng bình tăng m gam và có 280 ml hỗn hợp khí Z (đktc) thoát ra. Tỉ khối của Z so với H2 là 10,08. Giá trị của m là
    A. 0,585.                             B. 0,620.                                 C. 0,205.                                 D. 0,328.

Câu 5: Đề thi tuyển sinh Cao đẳng - 2010

Cho 3,12 gam ankin X phản ứng với 0,1 mol H2 (xúc tác Pd/PbCO3, to), thu được hỗn hợp Y chỉ có hai hiđrocacbon. Công thức phân tử của X là
     A. C2H2.                             B. C4H6.                                  C. C5H8.                                  D. C3H4.

Câu 6: Đề thi tuyển sinh Đại học khối A - 2011

Hỗn hợp X gồm C2H2 và H2 có cùng số mol. Lấy một lượng hỗn hợp X cho qua chất xúc tác nung nóng, thu được hỗn hợp Y gồm C2H4, C2H6, C2H2 và H2. Sục Y vào dung dịch brom (dư) thì    khối lượng bình brom tăng 10,8 gam và thoát ra 4,48 lít hỗn hợp khí (đktc) có tỉ khối so với H2 là 8. Thể tích O2 (đktc) cần để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y là
    A. 22,4 lít.                           B. 26,88 lít.                             C. 44,8 lít.                               D. 33,6 lít.

Câu 7: Đề thi tuyển sinh Đại học khối A - 2011

Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm C2H2, C3H4 và C4H4 (số mol mỗi chất bằng nhau) thu được 0,09 mol CO2. Nếu lấy cùng một lượng hỗn hợp X như trên tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thì khối lượng kết tủa thu được lớn hơn 4 gam. Công thức cấu tạo của C3H4 và C4H4 trong X lần lượt là:
    A. CH≡ C-CH3, CH2=C=C=CH2.                                              B. CH2=C=CH2, CH2=CH-C≡ CH.
    C. CH≡ C-CH3, CH2=CH-C≡ CH.                                             D. CH2=C=CH2, CH2=C=C=CH2.

Đáp án

1.D
2.A
3.B
4.D
5.A
6.D
7.C

Tác giả bài viết: Phạm Ngọc Dũng

Nguồn tin: Thầy Phạm Ngọc Dũng