Lỗi sai hay gặp khi thi Hóa

Lỗi sai hay gặp khi thi Hóa
(Thầy Phạm Ngọc Dũng) - “Tưởng được điểm cao, ai ngờ điểm thấp” - Đó là lời tự thú của nhiều teen từng bị môn Hóa “chơi khăm” do gặp một số lỗi sai không đáng sau

“Chỉ điểm” lỗi sai khi thi:

- “Câu nào sau đây không đúng” đọc nhầm thành “câu nào sau đây đúng”, hoặc ngược lại.
- Bài tập chia hỗn hợp thành 2 phần rồi tiến hành cách thí nghiệm, cuối cùng hỏi khối lượng hỗn hợp ban đầu các bạn thường quên nhân 2, hoặc ngược lại.
- Tính phần trăm số mol thì lại tính phần trăm khối lượng, hoặc ngược lại.
- Quên tính đến hiệu suất phản ứng.

Chạy nước rút ôn tập

- Các bạn hãy làm một bảng hệ thống kiến thức các chất, hợp chất đã học, nắm được chúng có những tính chất nào, các phản ứng minh họa (như khung dưới).
 
Khái niệm Đồng phân Danh pháp Tính chất vật lí Tính chất hóa học Điều chế Ứng dụng
Ankan            
Xicloankan            
 

- Tìm những mối liên hệ của những kiến thức đã học với thực tế cuộc sống, hoặc gắn nó với một hình ảnh, âm thanh nào đó. Ví dụ, để nhớ các quặng sắt, hãy nhớ:
Hematit đỏ là Fe2O3 khan (hematit có chữ “h” — Fe2O3 có hai sắt)
Hematit nâu là Fe2O3.nH2O (nâu có chữ “n” — có nước)
Xiderit là FeCO3 (Xi phát âm giống chữ “c” (tiếng Anh) --> Có C) …

Vác ba lô đi thi

Bước 1: Lướt qua toàn bộ đề thi để làm các câu lí thuyết. Phần nội dung này đã chiếm khoảng 50% số điểm.
Bước 2: Làm các bài tập dễ. Đây là phần chiếm khá nhiều thời gian làm bài và yêu cầu các em phải làm cẩn thận, chắc chắn từng câu một.
Bước 3: “Thanh toán” số bài tập lạ và khó. Sau đó dành 5 phút cuối cùng để kiểm tra lại lần nữa các câu đã trả lời.
Bước 4: Tô 1 đáp án cho tất cả những câu không biết làm (toàn bộ A, hoặc toàn bộ B…). Thông thường, trong đáp án, bốn lựa chọn A, B, C, D được phân bố khá đồng đều, nên hãy chọn đáp án nào ít được chọn nhất trong số những câu đã làm.

Tác giả bài viết: Sưu tầm