Vì sao đốt xăng, cồn thì cháy hết, còn khi đốt gỗ, than đá lại còn tro?

Vì sao đốt xăng, cồn thì cháy hết, còn khi đốt gỗ, than đá lại còn tro?

Vì sao đốt xăng, cồn thì cháy hết, còn khi đốt gỗ, than đá lại còn tro?

(Thầy Phạm Ngọc Dũng) - Các trò không lạ gì với hiện tượng "đốt xăng, cồn thì cháy hết, còn khi đốt gỗ, than đá lại còn tro" trên nhưng để giải thích thì không phải dễ. Dưới đây là câu giải thích cho hiện tượng này.
Bởi vì so với gỗ và than đá thì xăng và cồn là những hợp chất hữu cơ có độ thuần khiết cao. Khi đốt xăng và cồn chúng sẽ cháy hoàn toàn tạo thành CO2 và hơi H2O, tất cả chúng đều bay vào không khí. Xăng tuy là hỗn hợp nhiều hiđrocacbon, nhưng chúng là những chất dễ cháy. Vì vậy cho dù ở trạng thái hỗn hợp nhưng khi đốt đều cháy hết.

Với than đá và gỗ thì lại khác. Cả hai vật liệu đều có những thành phần rất phức tạp. Những thành phần của chúng như xenlulozơ, bán xenlulozơ, gỗ, nhựa là những hợp chất hữu cơ dễ cháy và có thể “cháy hết”. Nhưng gỗ thường dùng cón có các khoáng vật. Những khoáng vật này đều không cháy được.Vì vậy sau khi đốt cháy gỗ sẽ còn lại và tạo thành tro.

Than đá cũng vậy. Trong thành phần than đá ngoài cacbon và các hợp chất hữu cơ phức tạp còn có các khoáng là các muối silicat. Nên so với gỗ khi đốt cháy than còn cho nhiều tro hơn.

Tác giả bài viết: Sưu tầm