Bài tập Oxi

Để nắm vững được kiến thức về Oxi, các bạn hãy làm thêm một số bài tập vận dụng dưới đây nhé
Bài tập Oxi
Câu 1: Oxi là nguyên tố phi kim hoạt động, có tính oxi hoá mạnh là do
A. Oxi có độ âm điện lớn
B. Oxi có 6 e lớp ngoài cùng
C. Oxi có nhiều trong tự nhiên
D. Oxi là chất khí
Câu 2: Trong PTN người ta điều chế oxi bằng cách
A. Nhiệt phan các hợp chất giàu oxi
B. Điện phân nước hoà tan H2SO4
C. Điện phân dung dịch CuSO4
D. Chưng phân đoạn không khí lỏng
Câu 3: Trong PTN, sau khi điều chế oxi người ta có thể thu oxi bằng phương pháp
A. Đẩy không khí
B. Đẩy nước
C. Chưng cất
D. Chiết
Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về khả năng phản ứng của oxi?
A. O2 phản ứng trực tiếp với hầu hết các kim loại.        B. O2 phản ứng trực tiếp với tất cả các kim loại.
C. O2 tham gia vào quá trình cháy, gỉ, hô hấp.              D. Những phản ứng mà O2 tham gia đều là phản ứng oxi hoá - khử.
Câu 5: Chỉ ra nội dung sai
A. Nguyên tử oxi có độ âm điện lớn hơn mọi nguyên tố khác (trừ flo).
B. Oxi là phi kim hoạt động hoá học, có tính oxi hoá mạnh.
C. Oxi tác dụng với hầu hết các kim loại (trừ Au, Pt …).
D. Oxi tác dụng với hầu hết các phi kim (trừ N2, khí hiếm).
Câu 6: Oxi có thể thu được từ phản ứng nhiệt phân chất nào dưới đây?
A. CaCO3.                   B. KMnO4.                        C. (NH4)2SO4.                            D. NaHCO3.
Câu 7: Trong các cách dưới đây, cách nào được dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm
A. Điện phân H2O.                                          B. Phân huỷ H2O2 với chất xúc tác là MnO2.
C. Điện phân CuSO4.                                     D. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng.
Câu 8: Sản xuất oxi từ không khí bằng cách
A. hoá lỏng không khí.                                    B. chưng cất không khí.
C. chưng cất phân đoạn không khí.                D. chưng cất phân đoạn không khi lỏng
Câu 9.  Trong các phản ứng dưới đây phản ứng nào không dùng để điều chế oxi trong phong thí nghiệm:
A .   2KClO3        →     2KCl +   3O2
B .  2KMnO4       →      K2MnO4   +  MnO2   +  O2  
C .  2H2O            →      2H2    +  O2
D.  Cu(NO3)2      →    CuO   +    2NO2     +  12 O2
Câu 10.: Trong công nghiệp, ngoài phương pháp hóa lỏng và chưng cất phân đoạn không khí O2 còn được điều chế bằng phương pháp điện phân nước. Khi đó người ta thu được
A. khí H2 ở anot.                                            B. khí O2 ở catot.     
C. khí H2 ở anot và khí O2 ở catot.               D. khí H2 ở catot và khí O2 ở anot.
Câu 11. Khi nhiệt phân hoàn toàn 100 gam mỗi chất sau: KClO3 (xúc tác MnO2), KMnO4, KNO3 và AgNO3. Chất tạo ra lượng O2 lớn nhất là
A. KMnO4.              B. KNO3.                C. KClO3                  D. AgNO3
Câu 12: Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm từ KMnO4, KClO33, NaNO3, H2O2 ( có số mol bằng nhau), lượng oxi thu được nhiều nhất từ:
A. KMnO4               C. KClO3                B. NaNO2                 D. H2O2
Câu 13: Thêm 3 g mangan đioxit vào 197g hỗn hợp gồm KCl và KCl33. Phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn nặng 152g. Tính % khối lượng của KCl trong hỗn hợp
A. 37,82%               B. 62,18%               C. 48,90%                 D. 51,1%
Câu 14: Khi nung KClO3 một phần phân huỷ thành oxi, một phần khác phân huỷ thành KClO4 và KCl. Nếu đem nung hoàn toàn 44,1g KClO3 thì thu được 6,72 lít khí oxi. Tính khối lượng KCl trong bã rắn thu được sau phản ứng
A. 14,9g                  B. 2,98g                   C. 17,88g                  D. 16,62g
15: Phản ứng không xảy ra là
A. 2Mg + O2  →  2MgO                                      B. C2H5OH + 3O2  →   2CO2 + 3H2O
C. 2Cl2 + 7O→   2Cl2O7                                  D. 4P + 5O2  →   2P2O5
 
Xem thêm: 

Nguồn tin: Trang luyện thi Hà Nội