Tìm hiểu về xà phòng

Xà phòng đã được chế ra từ khoảng 2800 năm trước Công nguyên ở Babylon cổ đại. Đến nay xà phòng là vật dụng phổ biến và thiết yếu trong đời sống của chúng ta. Vậy xà phòng là gì ?, tại sao nó có thể loại bỏ được vết bẩn? và nó được sản xuất như thế nào?
Tìm hiểu về xà phòng

1. Xà phòng là gì ?

Xà phòng trước kia được điều chế bằng cách cho chất béo tác dụng với kiềm bằng phản ứng xà phòng hoá. Sản phẩm tạo ra là muối natri hoặc kali của axit béo. Vì thế xà phòng được phân loại thành xà phòng cứng (chứa natri) và xà phòng mềm (chứa kali). Loại xà phòng này có một nhược điểm là không giặt được trong nước cứng vì nó tạo các kết tủa với các ion canxi và magiê bết lên mặt vải làm vải chóng mục.

Về sau, xà phòng được sản xuất từ dầu mỏ. Vì thế nó đã khắc phục được nhược điểm trên để có thể giặt được quần áo bằng nước cứng

2. Tại sao xà phòng loại bỏ được vết bẩn ?

Chúng ta thường dùng nước để rửa tay hay giặt quần áo. Nước có tác dụng loại bỏ một số vết bẩn dính trên tay chân hoặc quần áo. Nếu những vết bẩn này tan trong nước, nước sẽ cuốn đi những chất bẩn và tay chân hoặc quần áo bạn sẽ trở nên sạch sẽ. Tuy nhiên, nếu chứa chất béo, vết bẩn sẽ không tan trong nước. Khi đó, nước sẽ không thể rửa sạch những vết bẩn trên tay chân hoặc quần áo bạn.

Xà phòng là một hợp chất thần kỳ có thể tẩy rửa những chất bẩn chứa dầu mỡ bởi nó được cấu tạo từ những phân tử đặc biệt. Mỗi phân tử này có hai đầu hoàn toàn khác biệt.

Một đầu phân tử rất ưa nước, nó tan trong nước và dính chặt vào các phân tử nước. Đầu phân tử này được gọi là đầu ‘hút nước’.

Đầu còn lại của phân tử ưa mỡ và chất béo. Nó có thể làm tan mỡ nhưng lại không ưa nước. Đầu phân từ này được gọi là đầu ‘kỵ nước’.

Đầu kỵ nước của phân tử xà phòng gắn chặt với chất béo, nhờ đó hòa tan và tẩy bỏ vết bẩn chứa chất béo trên da hay quần áo. Đầu ưa nước giúp cho cả phân tử sau khi gắn chặt với chất béo có thể hòa tan vào nước.

Như vậy, nhờ cấu trúc đặt biệt của các phân tử đặc biệt trong xà phòng, các vết bẩn chứa chất béo rời khỏi da hoặc quần áo và tan vào nước.

3. Ngày nay, xà phòng được sản xuất theo ba giai đoạn.

Giai đoạn đầu tiên được gọi là xà phòng hóa, nghĩa là đơn giản chỉ đun sôi hai thành phần: một loại chất béo và một loại chất kiềm. Chất béo có thể là dầu thực vật như dầu ô-liu hoặc dầu dừa hoặc mỡ động vật như mỡ bò hoặc mỡ dê. Chất kiềm có thể là muối can-xi hoặc muối ka-li. Muối ka-li cac-bo-nat là loại kiềm dễ tìm thấy trong tro cây bị đốt cháy.

Giai đoạn thứ hai là làm khô. Chất rắn trơn được hình thành sau khi nước được đun sôi và bốc hơi.

Giai đoạn cuối cùng là nghiền nhỏ. Giai đoạn này đảm bảo rằng các khối xà phòng đã được sấy khô sẽ được nghiền nhỏ mịn để không tạo cảm giác có sạn. Quy trình này tạo ra loại xà phòng thông thường.

Nguồn tin: Trang hóa học ngày nay